Điểm danh loạt ngân hàng cho FLC vay nhiều nhất
TCDN - Tính đến hết tháng 12/2021, chủ nợ lớn nhất của Tập đoàn FLC là Sacombank với tổng dự nợ ngắn hạn cũng như dài hạn là hơn 1.840 tỷ đồng. Thứ 2 là BIDV với dư nợ cho vay lên tới 1.747 tỷ đồng, tiếp sau là Ngân hàng Phương Đông với dư nợ cho vay gần 1.400 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021, Tập đoàn FLC có 24.065 tỷ đồng nợ phải trả và 9.723 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, chiếm 71% và 29% tổng nguồn vốn. Sacombank và BIDV là 2 ngân hàng đang cho FLC vay nhiều nhất với tổng dư nợ trên 3.500 tỷ đồng, tiếp theo là Ngân hàng TMCP Phương Đông.
Đa phần nợ của công ty là các khoản người mua trả tiền trước và phải trả ngắn hạn, dài hạn. Tổng nợ vay ngân hàng chỉ khoảng 6.200 tỷ đồng, chiếm gần 26% nợ phải trả. Chi phí lãi vay của công ty trong năm 2021 là 375 tỷ đồng, giảm 33% so với năm trước và tương đương 91% lợi nhuận gộp của tập đoàn.
Chủ nợ lớn nhất của Tập đoàn FLC tại ngày 31/12/2021 là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (HOSE: STB) với tổng dự nợ ngắn hạn cũng như dài hạn là hơn 1.840 tỷ đồng. Thứ 2 là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HOSE: BID). Tiếp sau là Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) với dư n ợ cho vay gần 1.400 tỷ đồng.
Cả Tập đoàn FLC và Bamboo Airways đều do ông Quyết làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. FLC trước đây là công ty mẹ sở hữu 100% vốn của Bamboo Airways và hiện nay vẫn là một cổ đông lớn.
Chủ tịch FLC mất hơn 230 tỷ đồng trong buổi sáng vì cổ phiếu bị bán tháo
Trong phiên sáng nay (28/3), tin đồn Chủ tịch Trịnh Văn Quyết bị tạm hoãn xuất cảnh đã khiến tâm lý nhà đầu tư lo ngại, cổ phiếu họ FLC dư sàn hàng loạt, áp lực bán lan tỏa trên thị trường chung.
Ngay khi mở cửa phiên giao dịch, các mã cổ phiếu liên quan đến tập đoàn FLC và ông Trịnh Văn Quyết đồng loạt giảm sàn và hiệu ứng dây chuyền đã kéo theo hàng loạt mã cổ phiếu lớn nhỏ khác quay đầu giảm giá ngay sau đó.
Loạt nhóm cổ phiếu như FLC, ROS, KLF, AMD, HAI, ART đã bị bán kịch sàn ngay từ khi thị trường mở cửa lúc 9 giờ sáng.
Nhóm cổ phiếu có liên quan đến Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết lao dốc trong bối cảnh nhóm này liên tiếp bị phạt hành chính trên thị trường chứng khoán, đồng thời tin đồn liên quan đến cá nhân ông Quyết.
Vừa giây đầu tiên khi thị trường chứng khoán mở cửa, loạt cổ phiếu trong "họ" FLC đồng loạt giảm sàn. Các mã trên FLC, HAI, AMD, ROS trên sàn HoSE giảm kịch biên độ với mức giảm 6,8-7%. Trên sàn HNX, ART và KLF cũng "khoác màu xanh lơ" với mức giảm 9,6% tại ART và 9,9% tại KLF.
Lệnh bán sàn chất đống khiến mới chỉ 15 phút đầu tiên của đợt khớp lệnh xác định giá mở cửa (ATO), FLC đã dư bán sàn hơn 34 triệu cổ phiếu; ROS dư bán sàn hơn 27 triệu cổ phiếu; KLF dư bán sàn gần 9 triệu cổ phiếu; HAI dư bán sàn hơn 3,9 triệu cổ phiếu; AMD dư bán sàn gần 5 triệu cổ phiếu và ART cũng dư bán sàn gần 3,7 triệu cổ phiếu.
Tính riêng trong phiên buổi sáng, tài sản của ông Trịnh Văn Quyết đã bị thổi bay 234 tỷ đồng từ việc các mã cổ phiếu trên giảm sàn. Hiện giá trị tài sản của ông Quyết tại FLC, ROS, GAB, ART còn 4.555 tỷ đồng.
email: [email protected], hotline: 086 508 6899