Ngân hàng bị áp dụng kiểm soát đặc biệt khi nào?

17/01/2024, 07:23
báo nói -

TCDN - Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được chỉnh lý theo hướng giao thẩm quyền cho Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt khi thuộc các trường hợp được quy định cụ thể trong dự thảo luật.

Quốc hội vừa thảo luận về dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh báo cáo một số vấn đề lớn tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo luật.

Về kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng, ông Vũ Hồng Thanh cho biết, có ý kiến cho rằng, cần phải thực hiện ngay và kịp thời việc kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng (TCTD).

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị quy định đặt ngay vào kiểm soát đặc biệt trường hợp số lũy kế của TCTD lớn hơn 50% vốn điều lệ của TCTD đó...

Ngân hàng bị áp dụng kiểm soát đặc biệt khi nào?.

Ngân hàng bị áp dụng kiểm soát đặc biệt khi nào?.

Trên cơ sở ý kiến và đề xuất của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) chỉnh lý theo hướng giao thẩm quyền cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét, quyết định đặt TCTD vào kiểm soát đặc biệt khi thuộc một trong các trường hợp:

TCTD được can thiệp sớm không có phương án khắc phục gửi NHNN hoặc không điều chỉnh phương án khắc phục theo yêu cầu bằng văn bản của NHNN.

Trong thời hạn thực hiện phương án khắc phục, TCTD được can thiệp sớm không có khả năng thực hiện phương án khắc phục.

Hết thời hạn thực hiện phương án khắc phục mà TCTD không khắc phục được tình trạng cần can thiệp sớm.

Bị rút tiền hàng loạt và có nguy cơ gây mất an toàn hệ thống TCTD.

Tỷ lệ an toàn vốn của TCTD thấp hơn 4% trong thời gian 6 tháng liên tục.

TCTD bị giải thể không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ trong quá trình thanh lý tài sản.

Để có cơ sở xử lý các tình huống đặc biệt có thể phát sinh, kế thừa Luật Các TCTD hiện hành, dự thảo Luật quy định: “Trường hợp nhằm bảo đảm an toàn hệ thống TCTD, trật tự, an toàn xã hội khi xử lý TCTD được kiểm soát đặc biệt, Chính phủ quyết định việc áp dụng biện pháp đặc biệt trên cơ sở đề xuất của NHNN và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất”.

Về xử lý trường hợp TCTD bị rút tiền hàng loạt, vay, cho vay đặc biệt, theo ông Thanh, có ý kiến đề nghị chỉnh lý theo hướng: TCTD được vay NHNN để chi trả cho người gửi tiền, để thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc; các TCTD được vay đặc biệt các TCTD khác theo quy định của pháp luật; ngân hàng hợp tác xã được cho vay đặc biệt đối với quỹ tín dụng nhân dân.

Có ý kiến cho rằng, nên quy định cho phép TCTD vay đặc biệt bảo hiểm tiền gửi, giúp giảm bớt gánh nặng của ngân sách nhà nước.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, để bảo đảm tính thống nhất, dự thảo luật đã chỉnh lý khoản 3 Điều 191 theo hướng “ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô được vay đặc biệt từ NHNN; vay đặc biệt từ tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; vay đặc biệt từ TCTD khác” để phù hợp với các TCTD có nhận tiền gửi cá nhân bị rút tiền hàng loạt...

Cũng có ý kiến thống nhất với quy định về việc các khoản cho vay đặc biệt đều phải có tài sản bảo đảm. Thủ tướng Chính phủ quyết định cho vay đặc biệt đối với trường hợp có lãi suất là 0%/năm.

Tiếp thu ý kiến của ĐBQH, UBTVQH chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng: NHNN quyết định cho vay đặc biệt đối với khoản vay có lãi suất và có tài sản bảo đảm đối với TCTD. Mức lãi suất, tài sản bảo đảm của khoản cho vay đặc biệt của NHNN theo quy định của Thống đốc NHNN.

Ngân hàng hợp tác xã quyết định cho vay đặc biệt đối với quỹ tín dụng nhân dân từ Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. Việc cho vay đặc biệt với lãi suất là 0%/năm, không có tài sản bảo đảm đối với quỹ tín dụng nhân dân thực hiện theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước trên cơ sở đề xuất của ngân hàng hợp tác xã.

Tổ chức bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tín dụng khác quyết định cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.

Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cho vay đặc biệt của NHNN đối với khoản vay có lãi suất là 0%/năm, khoản vay không có tài sản bảo đảm đối với TCTD trên cơ sở đề xuất của NHNN.

UBTVQH chỉnh lý theo hướng hiệu lực thi hành của Luật từ ngày 1/1/2025.

PV
Bạn đang đọc bài viết Ngân hàng bị áp dụng kiểm soát đặc biệt khi nào? tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Cổ phiếu Thuduc House bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt
Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM (HoSE) quyết định đưa cổ phiếu của Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức (mã CK:TDH) vào diện kiểm soát đặc biệt do công ty tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện cảnh báo.