Những cổ phiếu được khuyến nghị mua trong phiên 21/1
TCDN - Các công ty chứng khoán vừa đưa ra khuyến nghị đối với một số cổ phiếu trước phiên giao dịch ngày 21/1, bao gồm: TCM, PVT và CTR.
MBS khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu TCM
MBS cho biết, TCM là một trong số ít trong số các doanh nghiệp có chuỗi sản xuất hoàn thiện sợi - dệt - nhuộm - may, đồng thời, TCM tự cung cấp nguồn vải cho sản xuất và giảm phụ thuộc nhập nguồn nguyên liệu từ bên ngoài.
Bên cạnh đó, công ty áp dụng công nghệ kỹ thuật trong sáng chế nhiều mẫu vải có tính năng theo mùa và thân thiện với môi trường tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội; mặt khác, Hiệp định thương mại tự do CPTPP và EVFTA sẽ tạo động lực cho nhu cầu cho sản phẩm vải nội địa để đáp ứng quy tắc xuất xứ và sẽ thúc đẩy doanh thu vải dệt cung cấp cho doanh nghiệp nội địa.
Về kết quả kinh doanh, TCM cho biết công ty ghi nhận khoảng 207 tỷ đồng doanh thu trong tháng 12/2020, lãi sau thuế đạt gần 23 tỷ đồng, giảm lần lượt 19% và 14,5% cùng kỳ.
Lũy kế năm 2020, công ty này ước đạt 3.358 tỷ đồng doanh, hoàn thành 91% kế hoạch năm và giảm 5% so với năm 2019. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế đạt gần 260 tỷ đồng, vượt 39% kế hoạch năm và tăng 12% so với cùng kỳ, nhờ biên lợi nhuận của các mảng đơn hàng khẩu trang và đồ bảo hộ y tế tốt hơn so với các đơn hàng may mặc truyền thống.
Điều này có được do chi phí nguyên liệu thấp hơn, đồng thời tăng năng suất nhờ thao tác may đơn giản. Với lợi thế về sở hữu chuỗi sản xuất khép kín từ sợi – dệt – nhuộm – may, TCM đã chủ động được nguồn nguyên liệu để sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra trên quy mô toàn cầu làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn thế giới.
Mặt khác, từ tháng 5 trở đi, việc đáp ứng các đơn hàng đồ bảo hộ y tế như khẩu trang vải kháng khuẩn, đồ bảo hộ bác sỹ… đã giúp TCM đạt kết quả kinh doanh khả quan hơn trong năm nay.
Công ty cũng đẩy mạnh phát triển sản phẩm mới, cho ra đời thương hiệu thời trang INNOF với chất lượng cao, đang bán tại thị trường trong nước, phát triển thương hiệu thời trang ONLEE xuất khẩu vào thị trường Mỹ thông qua kênh bán hàng thương mại điện tử Amazon và bước đầu ghi nhận doanh thu.
Bên cạnh đó, đơn vị đã vừa cho ra đời trang thương mại điện tử với thương hiệu DE CLOSET chuyên về bán hàng thời trang. TCM hiện phát triển mảng này theo hướng online thay vì mở chuỗi bán lẻ để bắt kịp xu hướng mua sắm hiện đại.
Đặc biệt, công ty đang đẩy mạnh đầu tư nhà máy nhằm mở rộng thị trường tiềm năng nhờ EVFTA và CPTPP. Để hiện thực hóa cơ hội từ EVFTA, TCM đã xây dựng một nhà máy nhuộm vải ở KCN Hòa Phú, Vĩnh Long với hơn 1.500 lao động.
Ước tính mỗi năm, nhà máy này cung ứng số lượng vải đủ cho nhu cầu sản xuất của công ty. Ngoài ra, TCM dự kiến cũng sẽ mở thêm một nhà máy nữa tại miền Tây để có thể tăng tính tự chủ nguyên liệu trong sản xuất.
Năm 2020, TCM dự kiến đầu tư thêm nhà máy may số 2 tại Vĩnh Long với tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng nhằm mở rộng công suất phục vụ việc mở rộng thị trường tiềm năng khi các Hiệp định mới có hiệu lực (CPTPP và EVFTA). Thời gian khởi công dự kiến trong quý IV/2020 với thời gian thi công từ 6-8 tháng.
BSC: Mục tiêu chốt lãi cổ phiếu PVT nằm tại mức 22.500 đồng/cổ phiếu
BSC nhận định, PVT vẫn đang ở trong trạng thái tăng giá trung hạn từ đầu tháng 8 cho đến nay và hiện đã vượt qua vùng giá cao của năm 2018.
Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây đang có chiều hướng tăng dần. Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan.
Tuy nhiên, chỉ báo động lượng RSI đang ở trong vùng quá mua nên cổ phiếu có thể xuất hiện nhịp điều chỉnh trong ngắn hạn. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của PVT nằm tại khu vực xung quanh 16.500 đồng/cổ phiếu.
Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 22.500 đồng/cổ phiếu, cắt lỗ nếu ngưỡng 15.400/cổ phiếu bị xuyên thủng.
VCSC khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu CTRVCSC cho biết, CTR là nhà thầu xây dựng và vận hành hạ tầng viễn thông hàng đầu Việt Nam, có lợi thế cạnh tranh về chi phí trong khi thừa hưởng lợi thế kinh doanh của công ty mẹ, Tập đoàn viễn thông số một Việt Nam (Viettel).
VCSC tin rằng CTR sẽ tận dụng tốt đà tăng trưởng tiêu thụ dữ liệu di động ngày càng tăng của Việt Nam, đặc biệt với sự tham gia vào mảng cho thuê hạ tầng (towerco) hấp dẫn.
Mảng Towerco, lĩnh vực mà CTR xây trạm phát sóng và cho các nhà khai thác mạng di động (MNOs) thuê, có doanh thu ổn định và biên lợi nhuận cao (biên EBITDA ước tính khoảng 74%), tiềm năng để tập trung thị trường cao nhờ vòng lặp tích cực giữa lợi thế quy mô và chi phí thấp, và tiềm năng tăng trưởng nhanh chóng nhờ xu hướng thuê ngoài và chia sẻ hạ tầng giữa các MNOs.
VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép bình quân (CAGR) EBITDA (lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay) đạt 36% giai đoạn 2020-2023, trong đó dẫn đầu bởi mảng towerco với CAGR 143% CAGR, khi VCSC dự báo CTR sẽ mở rộng số trạm tự sở hữu của mình từ 1.500 cuối 2020 lên 6.000 vào năm cuối 2023.
Công ty chứng khoán này dự báo đóng góp EBITDA của mảng towerco sẽ tăng từ 9% vào năm 2020 lên 52% vào năm 2023.
Giá mục tiêu của VCSC tương ứng EV/EBITDA mục tiêu 16 lần cho mảng towerco - dựa trên mức trung bình 5 năm của các công ty towerco tương tự tại các thị trường mới nổi châu Á - và 7- 9 lần cho các mảng khác.
Các yếu tố hỗ trợ tăng giá cổ phiếu chính bao gồm: hiện thực hóa kế hoạch Tập đoàn Viettel (Viettel) chuyển giao 10.000 trong số 40.000 trạm viễn thông hiện có sang CTR trong giai đoạn 2021-2025; triển khai 5G nhanh chóng thúc đẩy nhu cầu small cell.
VCSC cũng nhấn mạnh rủi ro cho quan điểm tích cực này là tăng trưởng tiêu thụ dữ liệu di động chậm; Viettel ưu tiên tự sở hữu trạm viễn thông thay vì thuê ngoài từ CTR; các MNOs không muốn chia sẻ trạm viễn thông.
email: [email protected], hotline: 086 508 6899