Hơn 1.000 người lao động Tân Hiệp Phát ở các nhà máy tại 4 tỉnh, thành phố đã vượt qua 80 ngày “sống chung cùng đại dịch”, vẫn sản xuất, vẫn cung ứng nhiều triệu sản phẩm nước giải khát có lợi cho sức khỏe ra thị trường.

Trong thách thức đại dịch, bản lĩnh càng được khắc họa một cách rõ nét. Điều gì tạo nên sức mạnh giúp Tân Hiệp Phát đi xuyên qua khó khăn? Câu trả lời được hé mở tại cuộc hội thảo về văn hóa doanh nghiệp do Link Power vừa tổ chức.

Ngày 26/9/2021, Chính phủ lần thứ hai tổ chức hội nghị trực tuyến với cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhằm tìm giải pháp gỡ khó để kết nối lại các hoạt động sản xuất kinh doanh. Phó thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, Chính phủ sẽ tổ chức hội nghị, gỡ khó cho doanh nghiệp mỗi tháng một lần khi nhận thấy, rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước không thể duy trì được sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh đại dịch lan rộng. Với khối doanh nghiệp nước ngoài, ngày 20/9/2921, 4 hiệp hội lớn gồm AmCham Việt Nam, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN, EuroCham và KoCham có bản đồng kiến nghị gửi đến Thủ tướng Chính phủ đề xuất các giải pháp cấp thiết gỡ khó cho họ, bởi nếu không, họ khó chịu thêm sức ép và “Việt Nam sẽ khó tránh khỏi việc một số thành viên sẽ chuyển sản xuất sang quốc gia khác”, Bản đề xuất viết.

Ở các doanh nghiệp lớn, việc trụ lại trong đại dịch là thách thức, nhưng ở khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, bức tranh được Tổng cục Thống kê ghi nhận cho thấy khó hơn rất nhiều. Kể từ đầu năm 2021 đến nay, mỗi tháng có trên 10.000 doanh nghiệp Việt Nam dừng hoạt động, chờ giải thể, phá sản. Theo dự báo, con số doanh nghiệp ngừng lại trong năm 2021 tại Việt Nam, nếu đại dịch không được khống chế sớm, có thể lên đến 150.000 doanh nghiệp.

Cùng trong môi trường kinh doanh chịu đại nạn là Covid-19, vì sao có doanh nghiệp duy trì được hoạt động, có doanh nghiệp không thể trụ vững? Từ câu chuyện của Tân Hiệp Phát, câu trả lời được nhìn thấy ở sức mạnh mềm, chính là văn hóa công ty.

Quote1

Bà Trần Ngọc Bích, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết, Tân Hiệp Phát được thành lập vào năm 1994 và sau rất nhiều thăng trầm trên thương trường đã định hình rõ nét mục tiêu phát triển. 16 năm về trước, người sáng lập và đứng đầu Tập đoàn - TS. Trần Quí Thanh đã viết ra 7 giá trị cốt lõi, thể hiện niềm tin, ý chí, khát vọng gây dựng Tập đoàn. Từ đó, Ban lãnh đạo không ngừng tìm cách để đưa những giá trị cốt lõi thành văn hóa Tân Hiệp Phát. “Chúng tôi xác định đó là một loại giá trị và đầu tư không hạn chế để xây dựng văn hóa Tập đoàn”, Trần Ngọc Bích chia sẻ.

Trong bối cảnh bình thường, văn hóa doanh nghiệp là một thành tố thực hiện các mục tiêu phát triển. Trong bối cảnh đại dịch, văn hóa doanh nghiệp được cảm nhận và đo đếm một cách rõ nét nhất”. Doanh nhân Trần Ngọc Bích nói và cho biết, 7 giá trị cốt lõi, trong đó có giá trị “KHÔNG GÌ LÀ KHÔNG THỂ” đã gắn kết và tạo nên sự quyết tâm của hàng nghìn nhân sự Tập đoàn, thúc đẩy khát vọng duy trì sản xuất trong bối cảnh Bình Dương và một số tỉnh, thành phố lân cận cũng phải thực hiện giải pháp phong tỏa.

Phó TGĐ Trần Ngọc Bích kiểm tra điều kiện sinh hoạt của công nhân “3 tại chỗ” trong THP. Ảnh tư liệu: THP cung cấp.

Phó TGĐ Trần Ngọc Bích kiểm tra điều kiện sinh hoạt của công nhân “3 tại chỗ” trong THP. Ảnh tư liệu: THP cung cấp.

“Chúng tôi không phải không bối rối khi TP. HCM, Bình Dương và một số tỉnh lân cận bị phong tỏa. Toàn bộ lãnh đạo Tập đoàn đã họp và quyết định hỏi ý kiến người lao động xem họ mong muốn duy trì sản xuất hay tạm dừng. Điều bất ngờ là trên 1.000 nhân sự thể hiện chung 1 ý chí, quyết tâm thực hiện 3T duy trì sản xuất, bởi tất cả đều ý thức được rằng, người Tân Hiệp Phát làm việc không chỉ vì mình, mà còn vì gia đình và xã hội”, bà Trần Ngọc Bích cho biết. Từ quyết tâm của chính trên 1.000 người lao động, Ban lãnh đạo bắt tay tìm kiếm các giải pháp để tổ chức 3T, cải tiến thường ngày, liên tục để bộ máy hoạt động ổn định và duy trì được dòng sản phẩm, chuỗi cung ứng trong giai đoạn khó khăn nhất của đại dịch tại Việt Nam.

Hai trong bảy giá trị cốt lõi là “Không gì là không thể” và “Hôm nay phải tốt hơn hôm qua, nhưng không bằng ngày mai” đã như một dòng năng lượng mạnh, kết nối và lan tỏa không ngưng nghỉ trong đội ngũ Tân Hiệp Phát kể từ khi người sáng lập Tập đoàn khắc nên những giá trị này trong nguyện vọng xây dựng Tập đoàn có thương hiệu quốc gia lớn mạnh tầm cỡ quốc tế, để đóng góp cho sự phồn vinh của xã hội và là niềm tự hào của người Việt Nam.

Ở góc nhìn của người trải nghiệm công việc tại nhiều doanh nghiệp, chuyên gia Thoa Phạm cho rằng, Tân Hiệp Phát làm được điều khác biệt, đó là tạo nên văn hóa doanh nghiệp có giá trị đích thực, khẳng định rõ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tạo nên khủng hoảng toàn cầu. “Đây là điều các doanh nghiệp cần học hỏi nếu muốn xây lại từ gốc văn hóa doanh nghiệp cho khát vọng phát triển lâu bền, chứ không phải chỉ là lo việc tổ chức teambuilding để tạo nên, để gắn kết văn hóa”, bà Thoa Phạm phát biểu.

Vậy từ 7 giá trị cốt lõi người sáng lập xây nên, Tân Hiệp Phát đã làm cách nào để tạo nên văn hóa Tập đoàn? Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, doanh nhân tham dự cuộc Tọa đàm ngày 25/9/2021. Phó tổng giám đốc Tân Hiệp Phát cho biết, xây văn hóa phải bằng những giải pháp cụ thể, phải được thực hiện thường xuyên, phải đo đếm được theo những tiêu chí rõ ràng, mới tạo nên giá trị của văn hóa công ty.

Để giá trị cốt lõi không chỉ là lời nói, Tân Hiệp Phát đã cụ thể hóa thành các hành vi giúp nhân sự Tập đoàn soi chiếu và tự sửa mình. Chẳng hạn, với giá trị “Thỏa mãn khách hàng”, người Tân Hiệp Phát phải chủ động lắng nghe, phản hồi và giải quyết kịp thời các nhu cầu của khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, các bên liên quan để đạt mục đích và mong đợi của các bên. Người Tân Hiệp Phát phải cung cấp các giải pháp đột phá và cạnh tranh, thỏa mãn tiêu chí đôi bên cùng có lợi; tôn trọng và hết mình vì khách hàng.

Với giá trị “Không gì là không thể”, người Tân Hiệp Phát phải tư duy tích cực và tin rằng “Mình làm được”. Luôn luôn hướng đến kết quả, không bỏ cuộc cho đến khi đạt được kết quả. Cùng với đó, dám tư duy khác biệt, sẵn sàng chinh phục các mục tiêu thách thức và tạo cơ hội, có trách nhiệm với các thành viên để họ cùng phát huy tối đa các khả năng của mình… Từng giá trị cốt lõi được định hình bằng các hành vi cụ thể như vậy giúp người lao động thấu hiểu, chuyển thành thái độ, hành vi trong mọi ứng xử công việc và từ đó tạo nên sự hòa hợp với văn hóa, mục tiêu của tổ chức. Để tạo thành văn hóa cho một tổ chức lớn, như bà Trần Ngọc Bích chia sẻ, xây và thực hành cơ chế giám sát, đánh giá, động viên là điều không thể thiếu. “Người lãnh đạo trước hết cần là tấm gương thực hành văn hóa doanh nghiệp và là người luôn luôn lắng nghe, hiểu được sự nỗ lực cũng như khó khăn của nhân sự, để sự cố gắng của họ được ghi nhận và sự đuối sức của họ được giúp đỡ”, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ.

3anh

Theo bà Trần Ngọc Bích, truyền thông và hiểu các giá trị văn hóa mới chỉ là bước khởi đầu. Ở góc độ tổ chức, văn hóa doanh nghiệp chỉ được thể hiện khi gặp sự cố thách thức đúng giá trị mà tổ chức đặt ra. Lựa chọn giá trị đó mà hy sinh lợi nhuận, đó là những cột mốc thể hiện ở tầm tổ chức. Cùng với đó, phải thực hành văn hóa doanh nghiệp và nhiều lần chứng minh mới có thể định hình giá trị của tài sản vô hình này.

Đi qua 80 ngày thực hiện 3T, tổ chức dòng công việc cho trên 1.000 người lao động trong bối cảnh đại dịch là một thành công đặc biệt của Tân Hiệp Phát. Tuy nhiên, trong góc nhìn của doanh nhân Trần Ngọc Bích, đại dịch có thể không kết thúc trong 3 hay 6 tháng nữa và có thể phát sinh rất nhiều hệ lụy mới. Khi thử thách có thể còn nhiều hơn phía trước thì người lãnh đạo doanh nghiệp phải ứng phó cách nào? bà Trần Ngọc Bích cho rằng, trước hết người lãnh đạo phải ý thức rõ, vai trò của mình là tìm ra con đường, phải đi trước và tạo giá trị mới có thể dẫn dắt tổ chức. Trong công tác quản trị nhân sự, mọi thông điệp của lãnh đạo phải giúp nhân sự hiểu được và khơi gợi được trong họ niềm tin, sự nỗ lực, sự gắn kết và đồng hành trên con đường kinh doanh.

“Trong kinh doanh, doanh nghiệp không cung cấp sản phẩm này thì cung cấp sản phẩm khác, không làm theo cách này thì làm theo cách khác, nhưng việc người đứng đầu cần định hình và đầu tư xây dựng giá trị văn hóa là không thể thiếu để kết nối các cá nhân thành một nguồn lực sức mạnh, cùng làm việc và chinh phục các mục tiêu”, bà Trần Ngọc Bích chia sẻ.

Quote2

PV