Số ca mắc mới Covid-19 tăng trở lại tại châu Âu

05/03/2021, 20:18

TCDN - Tính đến 6h ngày 5-3, thế giới đã ghi nhận 116.172.266 ca nhiễm vi rút SARS-CoV-2, trong đó có 2.579.625 ca tử vong.

Châu Âu

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 4-3 cho biết, số ca mắc mới Covid-19 đang tăng trở lại tại châu Âu sau 6 tuần giảm. Theo Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge, số ca nhiễm tại châu Âu tuần trước tăng 9%, lên trên 1 triệu ca mới/tuần, đồng nghĩa rằng giai đoạn 6 tuần có số ca nhiễm mới giảm sắp kết thúc.

Mới nhất là Hungary ngày 4-3 đã thông báo áp đặt phong tỏa do số ca nhiễm mới cùng ngày đã lên tới 6.278 ca, mức cao nhất trong 3 tháng qua, và số ca tử vong tăng đột biến lên 152 ca. Theo quy định mới, tất cả các cửa hàng, trừ hàng ăn, hiệu thuốc và hàng giao đi, sẽ phải đóng cửa từ ngày 8 đến 22-3.

Hy Lạp cũng thông báo gia hạn lệnh phong tỏa chống dịch đến ngày 16-3, đồng thời kêu gọi tăng cường các nguồn lực y tế tư nhân trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 tại nước này tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm nay.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhà chức trách đã khởi động các điểm kiểm soát trên toàn quốc nhằm giám sát việc tuân thủ quy định phòng dịch trong trạng thái "bình thường mới".

Trong khi đó, các loại vắc xin ngừa Covid-19 được điều chỉnh để thích ứng phòng ngừa những biến thể mới của vi rút gây bệnh sẽ được phê duyệt nhanh tại Anh và 4 quốc gia khác, theo một thỏa thuận được các cơ quan quản lý dược phẩm của các nước này công bố ngày 4-3.

Thỏa thuận trên sẽ tránh việc phải trải qua những nghiên cứu lâm sàng kéo dài khi các loại vắc xin đã được phê duyệt hiện hành được điều chỉnh để thích ứng phòng ngừa các biến chủng mới của vi rút, miễn là các hãng sản xuất đưa ra được "bằng chứng tin cậy" về độ an toàn và hiệu quả của vắc xin.

Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đang xem xét để cấp phép sử dụng vắc xin ngừa Covid-19 Sputnik V. Đến nay, EMA đã cấp phép cho vắc xin Pfizer/BioNTech, Moderna và AstraZeneca, đồng thời đang xem xét phê chuẩn vắc xin CureVac và Novavax. Dự kiến, EMA sẽ đưa ra quyết định đối với vắc xin 1 mũi tiêm của hãng Johnson & Johnson vào ngày 11-3 tới.

Châu Á

Ngày 4-3, các nước Đông Nam Á tiếp tục ghi nhận nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng. Trung tâm xử lý tình hình Covid-19 của Thái Lan (CCSA) thông báo, nước này ghi nhận thêm 54 ca dương tính với vi rút SARS-CoV-2 với đa số là các ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul cho biết, những người đã được tiêm vắc xin Covid-19 ở nước này sẽ được cấp một cuốn sổ để sử dụng cho việc đi lại và nâng cao niềm tin của công chúng. Dự kiến vào ngày 8-3, Ủy ban quốc gia về các bệnh truyền nhiễm sẽ thảo luận về hộ chiếu vắc xin cũng như phương án tạo “bong bóng du lịch” với các quốc gia có số lượng lớn người đã được tiêm chủng.

Tại Philippines, Bộ Y tế cùng ngày cho biết, đã có thêm 2.452 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca tại nước này lên tới 584.667 ca, số ca tử vong là 12.404 ca.

Tại Indonesia, Bộ Y tế thông báo ghi nhận thêm 7.264 ca nhiễm trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca dương tính tại quốc gia Đông Nam Á này lên 1.361.098 ca, trong đó 36.897 ca tử vong. Thủ đô Jakarta tiếp tục là điểm nóng của dịch bệnh khi có tới 2.009 ca nhiễm mới, cao nhất cả nước, tiếp sau là West Java 1.731 ca, Central Java 591 ca, East Kalimantan 512 ca và East Java 404 ca.

Trong khi đó, tại Campuchia, Thủ tướng Hun Sen đã trực tiếp lệnh cho giới chức phải có biện pháp ngăn chặn bất kỳ ai rời khỏi tỉnh Preah Sihanouk. Biện pháp này nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi rút SARS-CoV-2 từ tỉnh Preah Sihanouk sang các khu vực khác.

Theo thông tin mới nhất, các bộ trưởng kinh tế Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đề xuất cấp chứng nhận chung của cả khối dưới dạng kỹ thuật số về tiêm chủng ngừa Covid-19 để thúc đẩy việc mở cửa trở lại các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch như du lịch.

Đây là một đề xuất mới của Brunei với tư cách Chủ tịch ASEAN năm nay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển giữa các nước thành viên ASEAN. Tuy nhiên, hiện chưa có mốc thời gian cụ thể về việc áp dụng chứng nhận này bởi vấn đề này sẽ cần được đưa ra bàn thảo tại cuộc họp Bộ trưởng Y tế của ASEAN.

Châu Mỹ

Theo CNN ngày 4-3, các chuyên gia y tế Cuba thông báo vắc xin ngừa Covid-19 mang tên Soberana của nước này đã nhận được ủy quyền để bắt đầu thử nghiệm giai đoạn ba, đồng thời vắc xin Abdala cũng sẽ sớm bắt đầu thử nghiệm giai đoạn ba.

Trong khi nhiều quốc gia đang phát triển gặp khó khăn trong việc nhập khẩu vắc xin ngừa Covid-19, Cuba đã tập trung vào việc sản xuất vắc xin của riêng họ. Hơn 85.000 người Cuba sẽ tham gia vào hai giai đoạn cuối của cuộc thử nghiệm.

Nếu được chấp thuận sử dụng trên quy mô rộng, Soberana và Abdala sẽ là hai loại vắc xin đầu tiên được phát triển ở Mỹ Latinh.

Tại Canada, các chuyên gia về vắc xin đã khuyến cáo các tỉnh bang nên kéo dài thời gian giãn cách 2 liều vắc xin ngừa Covid-19 lên 4 tháng để có thể nhanh chóng tiêm chủng cho nhiều người hơn trong bối cảnh thiếu vắc xin. Một số tỉnh bang ở Canada cho biết đã thực hiện biện pháp này.

PV (t/h)
Bạn đang đọc bài viết Số ca mắc mới Covid-19 tăng trở lại tại châu Âu tại chuyên mục Tài chính quốc tế của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

55% doanh nghiệp sẽ áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trước năm 2025
Sau gần 6 tháng triển khai Quyết định 345/2020/QĐ-BTC về đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), trong số các doanh nghiệp đang chuẩn bị hoặc chưa áp dụng IFRS, hơn 55% doanh nghiệp cho biết sẽ áp dụng chuyển đổi trước năm 2025 – năm cuối cùng trong giai đoạn tự nguyện theo lộ trình áp dụng IFRS.
Licogi kinh doanh bết bát, vay nợ gấp 10 lần vốn
Thua lỗ triền miên suốt nhiều năm liên tiếp nhưng dường như Tổng công ty Licogi vẫn chưa tìm ra lối thoát khi tình hình kinh doanh năm 2019 vẫn tiếp tục bết bát với khoản lỗ 64 tỷ đồng và đang phải gánh khoản nợ "khổng lồ" gấp hơn 10 lần phần vốn.