Chỉ số giá lương thực thế giới tăng lên mức cao nhất 19 tháng

07/12/2024, 22:30
báo nói -

TCDN - Trong tháng 11/2024, chỉ số giá lương thực thế giới của Liên hợp quốc đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2023 do giá dầu thực vật tăng vọt.

Chỉ số giá do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) biên soạn để theo dõi các mặt hàng thực phẩm được giao dịch nhiều nhất trên toàn cầu, đã tăng lên 127,5 điểm vào tháng 11, cao hơn mức 126,9 điểm đã điều chỉnh vào tháng 10. Đáng chú ý, đây cũng là mức tăng cao nhất trong 19 tháng và tăng tới 5,7% so với một năm trước.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tính theo mặt hàng, chỉ số dầu thực vật tăng 7,5% so với mức ghi nhận được một tháng trước và tăng 32% so với một năm trước đó, do thị trường lo ngại về sản lượng dầu cọ thấp hơn dự kiến tại khu vực Đông Nam Á.

Ngoài ra, giá dầu đậu nành đi lên do nhu cầu nhập khẩu toàn cầu tăng mạnh, trong khi dầu hạt cải và dầu hướng dương cũng cùng xu hướng. Các chỉ số giá thực phẩm khác đều giảm.

Trong một báo cáo khác, FAO đã hạ dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2024 xuống còn 2,841 tỷ tấn, giảm 0,6% so với năm ngoái nhưng vẫn là sản lượng lớn thứ hai được ghi nhận.

Trong khi đó, sản lượng ngũ cốc thế giới dự kiến sẽ tăng 0,6% lên 2,859 tỷ tấn vào năm 2024/25 nhờ mức tiêu thụ ngày càng tăng. Do đó, FAO dự đoán mức cung toàn cầu đủ đáp ứng thị trường.

Gia Linh
Bạn đang đọc bài viết Chỉ số giá lương thực thế giới tăng lên mức cao nhất 19 tháng tại chuyên mục Tài chính quốc tế của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

CPI tăng do giá lương thực, thực phẩm, nhà cho thuê, học phí tăng
Tổng cục Thống kê cho biết, giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu bão; một số địa phương thực hiện tăng học phí; giá thuê nhà ở tăng là những nguyên nhân 9h làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng trước.
CPI tháng 3 giảm 0,23% do giá lương thực, thực phẩm giảm
Tổng cục Thống kê cho hay, theo quy luật tiêu dùng, nhu cầu của người dân giảm sau dịp Tết Nguyên đán khiến giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu trên thị trường giảm, đặc biệt là lương thực, thực phẩm. Do đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 giảm 0,23% so với tháng trước.