Chính phủ sẽ tăng cường giám sát chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản

01/06/2022, 17:27

TCDN - Trong phiên thảo luận chiều 1/6, Chính phủ nhấn mạnh việc tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, bảo đảm phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững.

Trong phiên họp hôm nay, các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận, đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022.

Quyết liệt giải ngân đầu tư công

Bên cạnh đó, Quốc hội cũng dành thời gian thảo luận tại hội trường về việc tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của nghị quyết này.

Sau đó thành viên Chính phủ (Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Thị Hồng) phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Quan tâm đến các giải pháp để phát triển kinh tế vùng, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) cho rằng cần kịp thời sửa đổi các quy định của pháp luật liên quan đến cơ chế phát triển vùng.

Theo đại biểu, nếu như hiện nay nhìn vào hệ thống pháp luật tài chính ngân sách và đầu tư thì có thể dễ dàng nhận thấy chúng ta đang thiếu những quy định về một cơ chế điều hòa, phối hợp chia sẻ nguồn lực…

Quan tâm đến các giải pháp để phát triển kinh tế vùng, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) cho rằng cần kịp thời sửa đổi các quy định của pháp luật liên quan đến cơ chế phát triển vùng.

Quan tâm đến các giải pháp để phát triển kinh tế vùng, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) cho rằng cần kịp thời sửa đổi các quy định của pháp luật liên quan đến cơ chế phát triển vùng.

Tuy nhiên, nhìn từ góc độ phân bổ nguồn lực, danh sách từng địa phương là khá độc lập. Trên thực tế hỗ trợ phát triển hợp tác giữa các vùng thời gian qua là hết sức mờ nhạt.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cũng đề nghị phải tăng cường hơn nữa vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương trong phát triển kinh tế vùng. Tuy nhiên, có một thực tế đáng lo ngại, đó là trong những năm gần đây, ngân sách Trung ương có xu hướng giảm dần.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nhấn mạnh, cần hoàn thiện thể chế, có một cơ chế điều phối hợp lý liên quan giữa các tỉnh trong một vùng; đề cao vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương để tạo một sức mạnh tổng thể phát triển kinh tế vùng.

Báo cáo của Chính phủ cho thấy, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng tăng 2,1%. Thị trường tiền tệ, tỷ giá, lãi suất ổn định; dư nợ tín dụng đến cuối tháng 4 tăng 7,18% so với cuối năm 2021.

Thu ngân sách nhà nước 4 tháng đạt 657,4 nghìn tỷ đồng, bằng 46,6% dự toán, tăng 15,4% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu đạt 122,4 tỷ USD, tăng 16,4%; kim ngạch nhập khẩu đạt 119,8 tỷ USD, tăng 15,7%; xuất siêu trên 2,5 tỷ USD.

Về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, báo cáo của Chính phủ nêu rõ, mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6% - 6,5% là thách thức rất lớn. Chính phủ đã xác định 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó, Chính phủ sẽ chủ động điều hành đồng bộ, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ, tài khóa và các chính sách khác nhằm tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn và kiểm soát lạm phát.

Đẩy mạnh tăng thu Ngân sách Nhà nước bền vững, triệt để tiết kiệm chi, đặc biệt là chi sự nghiệp có tính chất đầu tư. Đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, nhất là các ngân hàng thương mại yếu kém.

Chính phủ sẽ tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, bảo đảm phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững. Theo dõi chặt chẽ thị trường, giá cả; điều hành, bình ổn giá; thúc đẩy thương mại, xuất nhập khẩu; có giải pháp hiệu quả duy trì ổn định chuỗi cung ứng.

Chính phủ cũng sẽ triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm hiệu quả. Kiên quyết điều chuyển vốn đầu tư công năm 2022 của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương chậm triển khai cho các đơn vị, dự án khác có khả năng hoàn thành sớm, phát huy hiệu quả. Đẩy nhanh việc hoàn thành thủ tục và giải ngân 03 Chương trình mục tiêu quốc gia...

Ai chịu trách nhiệm chậm cổ phần hóa, thoái vốn DNNN?

Trước đó vào cuối buổi thảo luận sáng 1/6, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (Hà Tĩnh) cho rằng, thời gian qua công tác cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước không đạt yêu cầu và gặp nhiều khó khăn.

Trong giai đoạn 2016- 2020, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước chỉ đạt 23% kế hoạch, dự kiến. Đặc biệt trong năm 2021, thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đạt rất thấp so với dự toán.

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ: Thời gian qua công tác cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước không đạt yêu cầu và gặp nhiều khó khăn.

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ: Thời gian qua công tác cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước không đạt yêu cầu và gặp nhiều khó khăn.

Đối với vấn đề này, đại biểu cho rằng, Báo cáo kinh tế-xã hội cần phải được phân tích, đánh giá lại một cách thấu đáo hơn, chỉ rõ đâu là nguyên nhân cốt lõi, lý do tại sao lại khó thực hiện đến vậy, liệu các quy định pháp luật có đảm bảo tính thực thi hay không? Đại biểu nhấn mạnh, nếu là do yếu tố tổ chức thực hiện thì ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm và trách nhiệm đến đâu?

Theo đại biểu, công tác lập kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn nhiều khi còn mang tính hình thức; một số doanh nghiệp chưa thực sự nghiêm túc, quyết liệt trong việc triển khai kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn theo danh mục được phê duyệt trong các báo cáo và điều quan trọng là việc gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước chưa được thực hiện một cách triệt để; kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự được coi trọng…

Trong thời gian tới, đại biểu đề nghị Bộ Tài chính nhanh chóng tham mưu Chính phủ ban hành chính sách nhất quán về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, xác định giá trị quyền sử dụng đất một cách chính xác, trong đó có tính đến yếu tố chênh lệch khung giá đất giữa các địa phương.

Đồng thời rà soát, tính toán phương án đối với các trường hợp không có nhà đầu tư chiến lược và việc cổ phần hóa tại một số doanh nghiệp nhà nước không khả thi hoặc khó khả thi khiến một số doanh nghiệp không hoặc chưa đưa vào danh sách cổ phần hóa giai đoạn tiếp theo.

PV
Bạn đang đọc bài viết Chính phủ sẽ tăng cường giám sát chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội: Cần bảo vệ người mua bảo hiểm
Góp ý cho dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) đại biểu quốc hội cho rằng, đối với người mua bảo hiểm cần phải có quy định về trách nhiệm của nhà nước bảo vệ họ trong quan hệ với các tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm; bảo đảm an toàn thông tin cá nhân.
Đề nghị trình Quốc hội Luật Đất đai sửa đổi vào kỳ họp năm 2023
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ bổ sung 2 dự án luật Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vào Chương trình năm 2023, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6 cùng thời điểm thông qua Luật Đất đai (sửa đổi).
Chủ tịch Quốc hội đề nghị 'lưu ý bất ổn' của thị trường tài chính và bất động sản
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các đại biểu Quốc hội lưu ý những tác động và khó khăn do diễn biến phức tạp của tình hình thế giới; bất ổn của thị trường tiền tệ, tài chính, chứng khoán, trái phiếu, bất động sản ở trong và ngoài nước… đề xuất những giải pháp phát triển kinh tế xã hội.