Cổ phiếu MCH của Massan có vốn hóa hơn 100 nghìn tỷ đồng

13/03/2024, 10:58
báo nói -

TCDN - Ngày 12/3, cổ phiếu MCH của CTCP Masan Consumer tiếp tục duy trì phong độ khi đang giao dịch ở mức giá 145.600 đồng/cp.

Với mức giá 145.600 đồng/cp, vốn hóa thị trường của Masan Consumer cũng đã có lần đầu vượt mốc 100.000 tỷ khi đạt 104.469 tỷ đồng. Giá trị của Masan Consumer đã tăng đến 41.200 tỷ kể từ đầu năm. Với mức vốn hóa hiện tại của Masan Consumer vượt một loạt ông lớn trên sàn như Sabeco, Becamex IDC, Thế Giới Di Động, Vincom Retail, HDBank, Seabank.

Đà tăng này có được nhờ cổ phiếu MCH được hỗ trợ bởi kết quả kinh doanh tích cực. Năm 2023, Masan Consumer thiết lập mức lợi nhuận kỷ lục mới khi ghi nhận mức lãi sau thuế 7.195 tỷ đồng, tăng trưởng 30% so với năm 2022. EPS năm 2023 đạt 9.888 đồng/cp, tăng mạnh so với EPS năm 2022 là 7.612 đồng/cp.

Với chuỗi tăng giá liên tiếp, vốn hóa thị trường của Masan Consumer cũng đã có lần đầu vượt mốc 100.000 tỷ. Ảnh minh họa.

Với chuỗi tăng giá liên tiếp, vốn hóa thị trường của Masan Consumer cũng đã có lần đầu vượt mốc 100.000 tỷ. Ảnh minh họa.

Đáng chú ý, lợi nhuận gộp năm 2023 đạt 12.974 tỷ, lợi nhuận gộp quý 4 năm 2022 là 11.131 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2022. Hiệu quả sử dụng tài sản là 69%.

Theo Masan, tăng trưởng vượt trội của biên lợi nhuận gộp là thành quả của việc có mức giá bán cao được củng cố bởi thương hiệu mạnh, danh mục sản phẩm có biên lợi nhuận cao, khả năng đảm bảo chi phí nguyên vật liệu thấp, và kế hoạch cung cầu được tối ưu hóa để cải thiện chi phí chuyển đổi sản xuất.

Chiến lược “Go Global” của Masan Consumer cũng ghi nhận mốc thành tích đáng khích lệ với doanh thu vượt ngưỡng 1.000 tỷ trong năm 2023. Các sản phẩm thương hiệu Chin-su hiện đang được xuất khẩu đi các thị trường phát triển như Mỹ, Canada, Úc, Châu Âu và Nhật Bản. Đặc biệt, tương ớt Chin-su đang là một trong những sản phẩm bán chạy nhất trên nền tảng Amazon.

Năm 2024, Masan Group dự kiến doanh thu thuần hợp nhất nằm trong khoảng từ 84.000 đến 90.000 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt từ 7% đến 15% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận nằm trong khoảng 2.290 tỷ đồng và 4.020 tỷ đồng. Ở kịch bản tích cực, lợi nhuận Masan tăng trưởng mạnh gấp đôi so với mức 1.950 tỷ đồng của năm 2023.

Được biết, Masan Consumer được thành lập từ năm 1996, đến nay đã nhanh chóng giữ vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống tại thị trường nội địa sau khi chuyển mình từ mô hình thuần xuất khẩu. Sản phẩm của công ty bao gồm nước tương, nước mắm, tương ớt, thực phẩm tiện lợi, cháo, xúc xích, cà phê hòa tan, ngũ cốc dinh dưỡng, nước uống đóng chai và các sản phẩm hóa mỹ phẩm - chăm sóc cá nhân và gia đình.

Thanh Thanh
Bạn đang đọc bài viết Cổ phiếu MCH của Massan có vốn hóa hơn 100 nghìn tỷ đồng tại chuyên mục Chứng khoán của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Lãnh đạo 3 doanh nghiệp lớn rao bán hàng loạt cổ phiếu
Lãnh đạo 3 doanh nghiệp lớn bao gồm: Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (Hose: HSG), Công ty CP đầu tư Nam Long (Hose: NLG), CTCP Thế giới Di động (Hose: MWG) đăng ký bán số lượng lớn cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vì nhiều lý do.