Doanh nghiệp nhà nước lỗ hơn 13,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2021

17/09/2022, 09:22
báo nói -

TCDN - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong năm 2021, doanh nghiệp nhà nước, bao gồm doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước lỗ hơn 13,5 nghìn tỷ đồng. Số lỗ lũy kế đến hết năm 2021 là trên 33 nghìn tỷ đồng.

Bộ Tài chính vừa tổng hợp kết quả giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (100% vốn nhà nước) và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Cụ thể, doanh nghiệp nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (khối Trung ương), Bộ Tài chính tổng hợp số liệu 131 doanh nghiệp có 125 doanh nghiệp kinh doanh có lãi, 6 doanh nghiệp kinh doanh lỗ.

6 doanh nghiệp kinh doanh có lỗ là Công ty TNHH MTV 622, Công ty TNHH MTV Hacota, Công ty TNHH MTV 990, Công ty TNHH MTV Thiết bị giáo dục nghề nghiệp, Công ty TNHH MTV Thủy sản Hạ Long, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Tổng số lỗ phát sinh năm 2021 của 6 doanh nghiệp là 600 tỷ đồng trong đó, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lỗ 565 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV 622 phát sinh lỗ 33 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Thủy sản Hạ Long lỗ 16,5 tỷ đồng.

Doanh nghiệp nhà nước lỗ hơn 13,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2021.

Doanh nghiệp nhà nước lỗ hơn 13,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2021.

Tổng số lỗ lũy kế đến hết năm 2021 là 5.000 tỷ đồng. Trong đó Tập đoàn Hóa chất Việt Nam lỗ lũy kế 2,6 nghìn tỷ đồng, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lỗ lũy kế 1,8 nghìn tỷ đồng.

Đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước khối trung ương, Bộ Tài chính tổng hợp số liệu của 57 doanh nghiệp có 35 doanh nghiệp kinh doanh có lãi, 7 doanh nghiệp kinh doanh có lỗ.

7 doanh nghiệp báo lỗ, tổng số lỗ phát sinh năm 2021 là 12,9 nghìn tỷ đồng. Trong đó, doanh nghiệp lỗ nhất là Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA) phát sinh lỗ 11,8 nghìn tỷ đồng (chiếm 91,66% tổng số lỗ phát sinh năm 2021 của các doanh nghiệp). Ngoài ra, một số doanh nghiệp có mức lỗ lớn khác như: Tổng công ty Lương thực Miền Nam lỗ 354 tỷ đồng, Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV) lỗ 342 tỷ đồng.

Tổng số lỗ lũy kế đến hết năm 2021 là 27,8 nghìn tỷ đồng. Trong đó một số doanh nghiệp có lỗ lũy kế lớn như Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA) lỗ lũy kế 18,87 nghìn tỷ đồng, Công ty TNHH Truyền hình số vệ sinh Việt Nam (VSTV) lỗ lũy kế 3,9 nghìn tỷ đồng.

Về kết quả giám sát tài chính của các UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (khối địa phương).

Đối với các doanh nghiệp nhà nước, Bộ Tài chính tổng hợp số liệu của 270 doanh nghiệp nhà nước khối địa phương, có 19 doanh nghiệp kinh doanh lỗ với số tiền 72,6 tỷ đồng. Tổng số lỗ lũy kế đến hết năm 2021 là 365 tỷ đồng. Trong đó, một số doanh nghiệp có lỗ lũy kế lớn như Công ty cà phê Đức Lập, Công ty TNHH MTV Nam Nung, Công ty TNHH MTV sản xuất kinh doanh TH Krông Ana.

Đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước khối địa phương, Bộ Tài chính tổng hợp số liệu của 274 doanh nghiệp, trong đó 221 đơn vị kinh doanh có lãi, 45 đơn vị kinh doanh lỗ, 8 doanh nghiệp không báo cáo lãi, lỗ.

Trong đó một số doanh nghiệp lỗ lớn như Công ty CP nước sạch và vệ sinh nông thôn, Công ty cổ phần Phà An Giang, Công ty CP XD và phát triển đô thị, CTCP Cà phê Ea Pốk, Công ty CP Du lịch, CTCP Đầu tư thương mại và DVQT…

An Nhiên
Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp nhà nước lỗ hơn 13,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2021 tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Quá hạn, nhiều cơ quan chủ sở hữu vẫn chưa gửi báo cáo giám sát tài chính doanh nghiệp nhà nước
Bộ Tài chính cho biết, đến thời điểm ngày 31/7/2022, mặc dù đã quá thời hạn theo quy định là 2 tháng (31/5/2022), còn nhiều cơ quan đại diện chủ sở hữu chưa gửi báo cáo kết quả giám sát tài chính, báo cáo đánh giá và xếp loại doanh nghiệp hàng năm của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Viettel xin cơ chế tăng tính chủ động cho doanh nghiệp nhà nước
Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) đề xuất Chính phủ tăng tính chủ động cho doanh nghiệp nhà nước trong công tác đầu tư, tiền lương và tổ chức, sắp xếp lại đơn vị nội bộ; đề xuất Thủ tướng nghiên cứu cơ chế để thực hiện đánh giá trên nguyên tắc đánh giá hiệu quả đầu tư trên tổng thể.