Nhiều thách thức với thị trường trái phiếu doanh nghiệp

15/02/2023, 15:51

TCDN - Năm 2022, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) diễn ra với nhiều biến động trong hoạt động phát hành và thay đổi trong khung pháp lý. Năm 2023 dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức đối với thị trường này.

Nhiều nguyên nhân đến cùng lúc

Theo phân tích của Công ty CP Chứng khoán MB (MBS), thị trường chứng khoán, trái phiếu trong năm 2022 có nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu từ niềm tin của nhà đầu tư và thanh khoản thị trường trong nước, cũng như tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước những bất ổn và triển vọng kém tích cực về tình hình kinh tế - chính trị thế giới.

Tổng cộng trong cả năm 2022, các doanh nghiệp Việt Nam đã phát hành thành công gần 260.000 tỷ đồng TPDN ra thị trường, giảm khoảng 62% so với năm 2021, trong đó kênh phát hành riêng lẻ chiếm khoảng 97%, còn lại là TPDN phát hành ra công chúng chỉ chiếm gần 3% tổng khối lượng phát hành. 

Tổng cộng trong cả năm 2022, các doanh nghiệp Việt Nam đã phát hành thành công gần 260.000 tỷ đồng TPDN ra thị trường, giảm khoảng 62% so với năm 2021.

Tổng cộng trong cả năm 2022, các doanh nghiệp Việt Nam đã phát hành thành công gần 260.000 tỷ đồng TPDN ra thị trường, giảm khoảng 62% so với năm 2021.

Vài tháng gần đây, lãi suất huy động tại ngân hàng thương mại tăng mạnh lên mức trên 9% đối với kỳ hạn 12 tháng, xu hướng gửi tiền vào ngân hàng cũng tăng dần lại khiến nhiều nhà đầu tư chuyển dần sang tham gia kênh tiền gửi tiết kiệm.

Trong 3 tháng gần nhất, các ngân hàng đã phát hành 3,7 nghìn tỷ đồng trái phiếu. Tính trong năm 2022, có 24 ngân hàng khác nhau huy động được gần 140.000 tỷ đồng trái phiếu, tỷ lệ trên 53%. Kỳ hạn bình quân gia quyền các trái phiếu ngân hàng là 4,13 năm. Mức lãi suất bình quân đạt 5%/năm.

Nhóm đứng thứ 2 về mặt khối lượng trái phiếu phát hành là nhóm Bất động sản, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản trong quý 4/2022 suy giảm khi tổng số đợt phát hành trong quý chỉ đạt với 570 tỷ đồng TPDN, còn từ đầu năm lượng trái phiếu huy động lên tới 44,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 20% tổng lượng trái phiếu phát hành. Lãi suất bình quân gia quyền của những trái phiếu bất động sản là 10,1%/năm, giảm 1 điểm phần trăm so với năm 2021 trong khi kỳ hạn bình quân là 3,66 năm.

Công ty TNHH Phát triển Bất động sản An Khang đang có giá trị đáo hạn trái phiếu cao nhất trong năm 2023 với gần 5.000 tỷ đồng.

Công ty TNHH Phát triển Bất động sản An Khang đang có giá trị đáo hạn trái phiếu cao nhất trong năm 2023 với gần 5.000 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp khác phát hành gần 67.000 tỷ đồng TPDN, trong đó chủ yếu thuộc ngành Xây dựng/ Vật liệu xây dựng với hơn 19.000 tỷ đồng trái phiếu phát hành trong cả năm 2022, chiếm 9,2% tổng giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ. Lãi suất huy động trái phiếu các doanh nghiệp này cũng ở mức cao hơn trung bình, đạt mức 9,6%/năm và kỳ hạn bình quân là 2,27 năm.

Trong cả năm 2022, có 2 đợt phát hành TPDN ra thị trường quốc tế của Công ty CP Tập đoàn Vingroup bao gồm đợt 1 với giá trị phát hành 525 triệu USD có kỳ hạn là 5 năm và lãi suất là 4%/năm và đợt 2 với giá trị phát hành 100 triệu USD có kỳ hạn là 59 tháng và lãi suất là 4%/năm.

Kỳ vọng vào đầu năm 2024

Về kế hoạch phát hành trái phiếu doanh nghiệp năm 2023, có hai ngân hàng đã công bố là Ngân hàng TMCP Bắc Á và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Trong đó, Bắc Á có kế hoạch chào bán ra công chúng đợt 2 hơn 2.564 tỉ đồng trong tháng 1 và tháng 2; kỳ hạn trái phiếu là 7 và 8 năm. Ngân hàng BIDV cũng đã công bố kế hoạch chào bán ra công chúng đợt 2 với tổng giá trị 6.790 tỉ đồng trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo; kỳ hạn 7, 8 và 10 năm. 

Theo giới chuyên môn dự đoán, niềm tin của nhà đầu tư giảm trong thời gian qua khiến cho lượng phát hành mới sụt giảm mạnh và dự báo khó có khả năng hồi phục trong năm 2023. Hơn nữa, mặt bằng lãi suất trong nước và quốc tế tăng cao cũng khiến dòng tiền đầu tư dịch chuyển sang kênh gửi tiết kiệm.  Bên cạnh đó, khả năng gọi vốn của các doanh nghiệp trong thời gian tới sẽ còn khó khăn.

Mặt bằng lãi suất trong nước và quốc tế tăng cao cũng khiến dòng tiền đầu tư dịch chuyển sang kênh gửi tiết kiệm.

Mặt bằng lãi suất trong nước và quốc tế tăng cao cũng khiến dòng tiền đầu tư dịch chuyển sang kênh gửi tiết kiệm.

Để hỗ trợ doanh nghiệp có khả năng huy động vốn để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và cơ cấu lại các khoản nợ, Bộ Tài chính vừa công bố Dự thảo sửa đổi Nghị định 65 – khung pháp lý mới nhất về TPDN, bổ sung Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế.

Trong đó có nhiều nội dung đáng chú ý như giãn thời gian thực hiện quy định này trong vòng 1 năm. Cụ thể, dự thảo Nghị định (sửa đổi) đề xuất, lùi tới đầu năm 2024. Trong đó một số quy định sẽ có hiệu lực từ 1/1/2024, muộn hơn 1 năm so với đề xuất ban đầu để thị trường có thêm thời gian thích nghi với những quy định mới, nhằm khơi thông nút thắt thanh khoản cũng như cải thiện sức cầu thị trường.

Những quy định lùi thời hạn hiệu lực bao gồm: Định nghĩa về nhà đầu tư chuyên nghiệp, Thời gian phân phối trái phiếu, Bắt buộc xếp hạng tín dụng. Bên cạnh đó, Dự thảo sửa đổi Nghị định 65 cho phép các trái phiếu phát hành trước đây còn dư nợ thì được gia hạn với thời gian tối đa là 2 năm.

Ngoài ra, cho phép doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu thỏa thuận về việc chuyển đổi khoản thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn thành khoản vay hoặc tài sản khác...

Thanh Tùng
Bạn đang đọc bài viết Nhiều thách thức với thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan