NHNN chỉ đạo các ngân hàng cấp tín dụng hướng vào lĩnh vực nông sản ở Tây Nguyên

21/10/2023, 14:18
báo nói -

TCDN - Theo báo cáo của NHNN, đến 30/9/2023, huy động vốn của các ngân hàng tại khu vực Tây Nguyên đạt 269.417 tỷ đồng, tăng gần 8%, tổng dư nợ tín dụng đạt 508.102 tỷ đồng, tăng 6% so với 31/12/2022, chiếm khoảng 4% tổng dư nợ nền kinh tế.

Ngày 20/10/2023, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị Kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên. Theo đó, các TCTD trên địa bàn đã giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng, lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại trong nước đối với khoản cho vay mới và cũ trên địa bàn ở mức 7,3% - 9,1%.

Kết quả tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên được cải thiện: Dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Tây Nguyên đạt khoảng 297.501 tỷ đồng, tăng 3,15% so với cuối năm 2022 chiếm 9,65% so với dư nợ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn toàn quốc.

Ngày 20/10/2023, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị Kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên.

Ngày 20/10/2023, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị Kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên.

Dư nợ cho vay các mặt hàng chủ lực như cà phê, cao su, hồ tiêu đều tăng khá (với dư nợ là 76.255 tỷ đồng, chiếm 15% tổng dư nợ của vùng Tây Nguyên, tăng 7% so với cuối năm 2022, chiếm khoảng 82% dư nợ cho vay cà phê toàn quốc. Dư nợ cho vay cao su đạt 7.168 tỷ đồng, chiếm 1,4% tổng dư nợ của vùng Tây Nguyên, chiếm 15,7% dư nợ cho vay cao su toàn quốc… Dư nợ cho vay ngành công nghiệp, xây dựng đạt mức tăng 11,57%.

Bên cạnh mặt được, việc cung ứng và tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp trên cả nước nói chung và trên địa bàn khu vực Tây Nguyên nói riêng hiện vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Các kênh huy động vốn khác chưa thực sự phát huy hiệu quả, nhất là thị trường vốn (thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán) đang tồn tại một số vấn đề và chưa phát triển tương xứng với vai trò cung ứng vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế. Từ đó, khiến nhu cầu vốn cho phục hồi kinh tế tập trung phần lớn qua kênh tín dụng ngân hàng, tạo áp lực cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế lên ngành Ngân hàng.

Tại Tây Nguyên, nguồn vốn huy động tại chỗ chỉ chiếm khoảng 53%. Hoạt động huy động vốn trên địa bàn chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trên địa bàn, các tổ chức tín dụng (TCTD) phải nhận điều chuyển vốn từ hội sở để kinh doanh.

NHNN chỉ đạo các ngân hàng cấp tín dụng hướng vào lĩnh vực nông sản ở Tây Nguyên.

NHNN chỉ đạo các ngân hàng cấp tín dụng hướng vào lĩnh vực nông sản ở Tây Nguyên.

Cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng giảm; một số nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn, nhất là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ; tác động từ khả năng hấp thụ tín dụng của nhóm BĐS; sau thời gian kinh tế gặp khó khăn, mức độ rủi ro bị đánh giá cao hơn, khi hoạt động của doanh nghiệp khó chứng minh hiệu quả; TCTD rất khó khăn trong quyết định cho vay do không hạ được chuẩn tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống. 

Để góp phần đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tây Nguyên, bên cạnh các giải pháp của các bộ, ngành, địa phương, trong thời gian tới ngành Ngân hàng tiếp tục thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, gắn việc đầu tư tín dụng ngân hàng với các đặc trưng thế mạnh của vùng.

NHNN sẽ chỉ đạo các TCTD cấp tín dụng hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các mặt hàng nông sản chủ lực của vùng (cà phê, cao su, hồ tiêu, trái cây...), tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn, góp phần hạn chế tín dụng đen; tiếp tục đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ được giao của ngành Ngân hàng tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời, đẩy mạnh chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp nhằm tăng cường thông tin, nắm bắt nhu cầu, kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc trong quan hệ tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp....

Phát biểu tại Hội nghị, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc thường trực NHNN cho biết: “Với tinh thần đồng hành, chia sẻ cùng người dân, doanh nghiệp, ngành ngân hàng sẵn sàng triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng phát triển kinh tế trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Với những giải pháp của ngành ngân hàng và sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND, HĐND, cùng với các Sở, ban, ngành, các Hội, hiệp hội sẽ giúp người dân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố ổn định sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội bền vững”. 

NHNN nghiêm cấm ép khách hàng mua bảo hiểm để giải ngân vốn vay “Trong thời gian tới là cơ chế buộc các ngân hàng phải cạnh tranh nhau. Các nước có hàng trăm ngân hàng lớn nhỏ gồm ngân hàng tư nhân, ngân hàng nước ngoài, các công ty tài chính cho vay tiêu dùng, không nhất thiết phụ thuộc một ngân hàng. Ngân hàng nào khó khăn hoàn toàn có thể chuyển ngân hàng khác, NHNN nghiêm cấm ép khách hàng mua bảo hiểm để giải ngân vốn vay. Lãi suất thấp có không ít doanh nghiệp chưa trả được nợ mà ngân hàng cố cho vay, lúc đó sẽ bị xử lý sai phạm, gây hậu quả. Tiền gửi cũng là của doanh nghiệp/cá nhân gửi vào ngân hàng nên ngân hàng phải bảo toàn vốn”, ông Đào Minh Tú.     

Thanh Tùng
Bạn đang đọc bài viết NHNN chỉ đạo các ngân hàng cấp tín dụng hướng vào lĩnh vực nông sản ở Tây Nguyên tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Nhiều địa phương miền Trung, Tây Nguyên tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cực thấp
Theo Bộ Tài chính ước giải ngân vốn đầu tư công của các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu đến hết tháng 9/2023 đạt 49,01% kế hoạch, trong đó nhiều địa phương thấp, thấp nhất là tỉnh Kon Tum ước đạt 37,65%.