OPEC+ xem xét tăng sản lượng khai thác dầu
TCDN - Nga, Saudi Arabia và các nước khác trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) có ý định thảo luận việc tăng sản lượng khai thác dầu kể từ tháng 8.
Theo Bloomberg, Nga, Saudi Arabia và các nước khác trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) có ý định thảo luận việc tăng sản lượng khai thác dầu kể từ tháng 8.
Như thế, các hạn chế kỷ lục áp đặt hồi mùa Xuân sẽ được xem xét và một hội nghị trực tuyến dự kiến được tổ chức ngày 15/7.
Chuyên gia phân tích Helima Croft của RBC Capital Markets bình luận: “Tôi cho rằng động lực của giá dầu trong quý vừa qua và nhu cầu gia tăng đang khiến họ đi theo hướng tích cực.”
Cơ quan phân tích này cho rằng hiện các nước OPEC+ đang tuân thủ mức cắt giảm 9,6 triệu thùng/ngày. Do nhu cầu về nhiên liệu phục hồi cùng với việc dỡ bỏ các hạn chế liên quan đến COVID-19, các nước sản xuất đã sẵn sàng mở van dầu.
Các chuyên gia cũng cho rằng làn sóng đại dịch COVID-19 thứ hai đe dọa sẽ khiến cho nhu cầu sụt giảm, đồng thời lượng tồn kho dầu trong đợt bùng phát đầu tiên vẫn còn lớn. Nếu OPEC+ tăng sản lượng, giá dầu có thể giảm trở lại.
Ghi nhận vào lúc 7h (giờ Việt Nam) ngày 13/7, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng gần 2,5% lên 40,59 USD/thùng. Giá dầu Brent tăng hơn 2% lên 43,25 USD/thùng.
Kết thúc phiên cuối tuần trước, giá dầu thô Brent ước tính tăng khoảng 2,2%, lên 43,25 USD/thùng vào 04:05 GMT. Dầu thô WTI của Mỹ ước tính tăng gần 2,,3%, lên mức 40,5 USD/thùng.
Cơ quan Năng lượng Mỹ (IEA) tăng dự báo nhu cầu năm 2020 nhưng các trường hợp nhiễm COVID-19 mới đang tăng kỉ lục tại Mỹ đã kìm hãm kì vọng về sự phục hồi nhanh chóng của mức tiêu thụ nhiên liệu.
Cơ quan này cũng đã tăng dự báo nhu cầu lên 92,1 triệu thùng/ngày, tăng 400.000 thùng/ngày so với triển vọng của tháng trước, với lý do giảm quý hai so với dự kiến.
Dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng gần 6 triệu thùng trong tuần trước sau khi các nhà phân tích dự báo mức giảm chỉ hơn một nửa con số đó. Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc cũng gây áp lực lên giá cả.
email: [email protected], hotline: 086 508 6899