Thái Lan, Indonesia dẫn đầu thị trường IPO Đông Nam Á
TCDN - Thái Lan và Indonesia dẫn đầu thị trường chào bán cổ phiếu ra công chúng (IPO) Đông Nam Á trong năm 2022; mỗi quốc gia huy động được trên 2 tỷ USD, chiếm tổng cộng 78% tổng số tiền huy động được cho cả khu vực Đông Nam Á.
Deloitte Đông Nam Á vừa phát hành báo cáo thị trường IPO Đông Nam Á năm 2022. Báo cáo nêu rõ, với đà tăng trưởng chậm lại từ năm 2021, số vốn huy động được thông qua hình thức IPO giảm dần trên các thị trường vốn tại thị trường Đông Nam Á trong năm 2022, mặc dù số lượng IPO và vốn hóa thị trường IPO đã so với năm ngoái.
Theo dữ liệu Deloitte tổng hợp, các công ty ở Đông Nam Á đã huy động được 7,6 tỷ USD từ 163 đợt IPO trong năm 2022, giảm 43% so với năm 2021 với tổng số vốn huy động được là 13,3 tỷ USD từ 152 đợt IPO. Trong khi số lượng công ty IPO tăng lên, tổng số vốn gọi được qua IPO lại giảm so với năm 2021, điều này cho thấy số lượng các đợt IPO nhỏ diễn ra nhiều hơn vào năm 2022.
Hiện tượng này là do các công ty nhỏ hơn vẫn tiếp tục kế hoạch IPO của họ bất chấp những bất ổn kinh tế hiện tại, trong khi các công ty lớn hơn với đòn bẩy tốt hơn đang chờ đợi và trì hoãn chào bán đến khi điều kiện thị trường tốt hơn.
Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy một loạt các nhà đầu tư nhỏ lẻ mới tham gia vào thị trường chứng khoán, do đó, thị trường IPO trên toàn cầu đã bùng nổ vào năm 2021, Mỹ và Anh Quốc ghi nhận số tiền huy động kỷ lục từ IPO. Các thị trường vốn tại Đông Nam Á cũng đã có một năm 2021 thành công. Đà tăng trưởng năm 2022 đã chậm lại, dù khu vực Đông Nam Á đã vượt qua thời kỳ khó khăn tốt hơn, với số vốn huy động giảm 43%, thấp hơn so với tỷ lệ giảm 95% ở Mỹ, và 89% ở Anh.
Bà Tay Hwee Ling, Lãnh đạo phụ trách dịch vụ IPO thị trường Đông Nam Á và Singapore, Deloitte chia sẻ nhận định về thị trường vốn tại Đông Nam Á: “Khi thế giới đang chiến thắng trong cuộc chiến chống lại đại dịch, việc mở cửa trở lại các nền kinh tế và biên giới quốc gia đã dẫn đến lạm phát toàn cầu tăng từ 4,7% vào năm 2021 lên 8,8% vào năm 2022, dẫn đến việc lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ tăng gần 4% trong vòng một năm, nhằm kiềm chế lạm phát gia tăng. Trước những yếu tố kinh tế vĩ mô này, thị trường IPO Đông Nam Á đã duy trì khá tốt, trong khi chúng ta tiếp tục nhận thấy tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế”.
Đáng chú ý, Thái Lan có tổng số tiền huy động Covid-19 được nới lỏng. Như một dấu hiệu cho thấy thị trường đã trở lại mức trước đại dịch, số vốn huy động được trong năm 2022 tương đối ngang bằng với số vốn huy động được trong các năm 2017 đến 2019 (gần 3 tỷ USD mỗi năm). Đặc biệt, riêng trong những năm đại dịch 2020 và 2021, số tiền huy động được là hơn 4 tỷ USD mỗi năm.
Bà Wilasinee Krishnamra, Lãnh đạo phụ trách Tư vấn Sự kiện đột phá, Deloitte Thái Lan cho biết: “Chúng tôi tiếp tục chứng kiến các thương vụ IPO từ đa dạng nhóm ngành khác nhau trên Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan (SET), bao gồm các sản phẩm tiêu dùng nhanh, dịch vụ tài chính và xây dựng. Đặc biệt, trong năm nay, chúng tôi ghi nhận quỹ REIT đầu tiên đầu tư vào tài sản cho thuê sân bay và đây là số vốn huy động vào REIT lớn nhất trong 8 năm qua. Hiện tại, đã có 29 công ty lên kế hoạch chào bán vào năm 2023”.
Với 2,4 tỷ USD vốn huy động qua 59 đợt IPO, thị trường Indonesia duy trì vị thế một trong hai quốc gia dẫn đầu thị trường Đông Nam Á kể từ năm 2021. Riêng thương vụ PT GoTo Gojek Tokopedia Tbk chiếm 1,1 tỷ USD trong số vốn huy động được, và cũng là thương vụ IPO dẫn đầu toàn khu vực trong năm 2022. PT Global Digital Niaga Tbk, hay còn được biết đến với cái tên “BliBli”, đứng thứ hai với 508 triệu USD huy động được. Gojek và BliBli gia nhập vào nhóm các công ty công nghệ đang phát triển ở Indonesia vừa được chào bán trong những năm gần đây.
Vào năm 2022, thị trường chứng khoán Philippines có tổng cộng 8 đợt chào bán, huy động được tổng cộng 352 triệu USD. Quỹ REIT năng lượng đầu tiên của quốc gia này, Citicore Energy REIT Corp, có giá trị chào bán cao nhất trong năm với số vốn huy động là 124 triệu USD.
Thị trường IPO tại Malaysia đã nổi lên từ đại dịch với số vốn huy động tăng 138%, tương ứng 801 triệu USD. Mức tăng này đã được thúc đẩy bởi nhu cầu của các nhà đầu tư đối với các công ty có nền tảng tốt. Đặc biệt, số lượng chào bán trên sàn ACE (Access, Certainty, Efficiency) đã tăng hơn gấp đôi từ 11 vào năm 2021 lên 26 vào năm 2022, một con số ấn tượng, trong bối cảnh nền kinh tế hiện tại.
Ông Wong Kar Choon, Lãnh đạo phụ trách Tư vấn Sự kiện đột phá, Deloitte Malaysia chia sẻ: “Thị trường vẫn duy trì một số lượng ổn định các công ty đang tìm cách khai thác thị trường vốn. Diễn biến sôi động vào năm 2022 trong bối cảnh lạm phát toàn cầu, lãi suất tăng và nguy cơ suy thoái kinh tế là bằng chứng cho khả năng phục hồi của thị trường vốn Malaysia.”
Cũng theo báo cáo, Singapore đã chứng kiến 11 thương vụ IPO, huy động được 428 triệu USD trong năm 2022, bao gồm ba thương vụ SPAC (Special Purpose Acquisition Company - Công ty đặc biệt thành lập với mục đích mua lại) với tổng số vốn gọi được là 389 triệu USD, và tám thương vụ IPO trên thị trường Catalist huy động được 39 triệu USD. Đây là một khởi đầu tích cực cho cơ chế chào bán của SPAC được giới thiệu tại Singapore vào tháng 9/2021. Thời hạn cho quá trình de-SPAC là 24 tháng và có thể gia hạn thêm 12 tháng. Theo đó, quá trình de-SPAC thành công sẽ khuyến khích có thêm nhiều công ty SPAC chào bán trong thời gian tới.
Chia sẻ về triển vọng của thị trường cho năm 2023, bà Tay nhận xét “Đông Nam Á vẫn còn tiềm năng tăng trưởng cao, khi khu vực này vươn lên khỏi khủng hoảng Covid-19. Chúng tôi kỳ vọng hoạt động IPO sẽ trải qua các chu kỳ lên và xuống, vì thị trường đang điều chỉnh lại từ tư duy thời đại dịch sang 'trạng thái bình thường’. Mặc dù định giá hiện tại có thể thấp hơn đối với các công ty công nghệ, nhưng những công ty có nền tảng kinh doanh vững chắc và có thể chứng minh khả năng sinh lời sẽ vẫn có thể đạt được định giá thị trường tối ưu và khai thác những lợi ích của thị trường vốn”.
email: [email protected], hotline: 086 508 6899