Thúc đẩy hợp tác toàn diện ngành nông nghiệp giữa Việt Nam và Campuchia

22/12/2021, 15:34

TCDN - Ngày 21/12, tại Phnom Penh, Đoàn đại biểu Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Lê Quốc Doanh dẫn đầu có cuộc gặp song phương với Đoàn đại biểu Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Campuchia Veng Sakhom.

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước Vương quốc Campuchia của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, ngày 21/12, tại Phnom Penh, Đoàn đại biểu Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Lê Quốc Doanh dẫn đầu có cuộc gặp song phương với Đoàn đại biểu Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Campuchia Veng Sakhom dẫn đầu.

lqd-01-103009_707

Bộ trưởng Veng Sakhom nhấn mạnh, trong 11 tháng đầu năm 2021, hiệu quả hợp tác của hai bên thể hiện ở việc sản xuất được 100.000 tấn cao su, tạo ra 200 triệu USD và việc làm cho 33.000 lao động. Đối với chuối, đã triển khai vùng nguyên liệu trên 16.000 ha, xuất khẩu sản phẩm được trên 120 triệu USD (chiếm 30%) và tạo ra 14.000 việc làm.

Xuất khẩu nông sản từ Campuchia cũng tăng rất mạnh trong những năm gần đây (từ 2017 đến nay đã xuất khẩu sang Việt Nam khoảng 1,8 triệu tấn).

Về chăn nuôi, Campuchia và Việt Nam đã hợp tác rất chặt chẽ, đặc biệt là trong vấn đề ngăn ngừa dịch bệnh và vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới. Về thủy sản, hai bên đẩy mạnh hợp tác, thảo luận về việc đánh bắt trên biển.

Bộ trưởng Veng Sakhom đánh giá cao tinh thần hợp tác giữa hai Bộ, đồng thời mong muốn hai Bộ cần tiếp thục thúc đẩy hợp tác hơn nữa vì đến thời điểm hiện nay, hai nước vẫn chưa ký được hiệp định về IUU, cùng với đó là hợp tác đào tạo về nuôi trồng thủy sản cho các tỉnh xung quanh lòng hồ Tonle sap

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đã đánh giá rất cao tình hữu nghị giữa hai nước, thể rõ ở chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến Campuchia. Giữa hai nước đã có quan hệ lâu đời, là láng giềng thân thiết nên có nhiều điểm chung, nhất là lĩnh vực nông nghiệp.

Tăng trưởng xuất nhập khẩu giữa hai nước rất nhanh. Năm 2016 là khoảng 586 triệu USD, 2020 là 1,08 tỷ và đặc biệt 11 tháng 2021 là 3,73 tỷ USD. Dư địa hợp tác còn rất lớn và chưa khai thác hết.

Vì thế Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề xuất hai Bộ thúc đẩy hợp tác toàn diện ngành nông nghiệp để ký hiệp định giữa 2 nước ở mức Chính phủ. Bên cạnh đó, cần sớm hoàn thiện bản thảo để trình Chính phủ ký kết. Khi ký kết ở cấp Chính phủ, sự hợp tác giữa 2 Bộ được đẩy mạnh hơn, qua đó kêu gọi được sự đầu tư từ các doanh nghiệp hai nước.

Về lĩnh vực thủy sản, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh thông tin, hiện nay đã có văn bản hợp tác giữa 2 Tổng cục Thủy sản 2 nước, nhưng đã hết hạn. Thời gian tới cần xúc tiến để ký giữa 2 Bộ.

Về Dự án Xây dựng mô hình và chuyển giao kỹ thuật thủy sản vùng biển hồ Tonle sap. Phía Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Campuchia cần cử ra đầu mối cụ thể, làm việc với Vụ hợp tác Quốc tế và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I để sớm ký kết thỏa thuận (cấp Bộ) để triển khai dự án vào quý I năm 2022.

Bên cạnh đó, 2 Bộ cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa để quản lý hiệu quả vấn đề buôn lậu gỗ và đẩy mạnh hợp tác để hạn chế, kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới.

PV
Bạn đang đọc bài viết Thúc đẩy hợp tác toàn diện ngành nông nghiệp giữa Việt Nam và Campuchia tại chuyên mục Tin tức của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Nông dân Việt Nam trong công cuộc chuyển đổi số
Chuyển đổi số trong nông nghiệp là xu thế tất yếu, nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước, các nông dân Việt Nam xuất sắc cần đi đầu trong công cuộc chuyển đối số.
Giải pháp phát triển nuôi cá tra trong thời gian tới
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến “Giải pháp phát triển nuôi cá tra tháng cuối năm 2021 và năm 2022”. Hội nghị có sự tham gia của nhiều hiệp hội, doanh nghiệp và các địa phương trọng điểm nuôi cá tra tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).