Triển vọng và tiềm năng của chương trình đào tạo kinh tế chính trị quốc tế tại Trường Đại học Ngoại thương

25/05/2023, 20:56
báo nói -

TCDN - Trong mùa tuyển sinh năm 2023, Trường Đại học Ngoại thương có thêm một chương trình đào tạo cử nhân mới: Kinh tế chính trị quốc tế.

Sự xuất hiện của chương trình đào tạo mới về Kinh tế chính trị quốc tế cho thấy Trường Đại học Ngoại thương đang nắm bắt rất tốt xu hướng giáo dục thế giới trong ngành kinh tế chính trị: xu hướng đào tạo liên ngành gắn với bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Xu hướng đào tạo liên ngành trên thế giới.

Gian tư vấn tuyển sinh của chương trình Kinh tế chính trị tại Ngày hội tuyển sinh FTU 2023 “Con đường ra biển lớn”.

Gian tư vấn tuyển sinh của chương trình Kinh tế chính trị tại Ngày hội tuyển sinh FTU 2023 “Con đường ra biển lớn”.

Lý do mở ngành đào tạo kinh tế chính trị

Việc mở chương trình đào tạo kinh tế chính trị quốc tế nói riêng, mở ngành kinh tế chính trị nói chung, thể hiện một hoài bão lớn của Trường Đại học Ngoại thương. Quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải vừa có cái nhìn chiều sâu, vừa có khả năng bao quát diện rộng và có sự am hiểu liên ngành. Thông qua chương trình đào tạo mới, Trường Đại học Ngoại thương có thêm đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam bằng cách tạo nên nguồn cán bộ, trong tương lai, có thể đảm đương các vị trí lãnh đạo với tầm nhìn bao quát được chiều xa hơn, rộng hơn, và có sự lường trước chính sách. Đó sẽ là đóng góp mới và rất quan trọng của Trường Đại học Ngoại thương đối với xã hội và sự phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, việc mở ngành đào tạo này cũng đáp ứng nhu cầu rất cao của thị trường lao động Việt Nam về nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực quản lý, lãnh đạo và tư vấn, đặc biệt là trong bối cảnh hộp nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Mặt khác,

Mặc dù quan trọng như vậy nhưng các chương trình đào tạo kinh tế chính trị hiện tại ở trong nước chưa được tiếp cận theo hướng hiện đại, đáp ứng được nhu cầu của người học về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm để đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Hiện tại Trường Đại học Ngoại thương đã tập hợp đủ nguồn lực để mở ngành Kinh tế chính trị, Chương trình đào tạo kinh tế chính trị quốc tế với cách tiếp cận mới, hiện đại theo nguyên tắc căn bản, mở, linh hoạt.

Trường Đại học Ngoại thương đã có chủ trương và quy hoạch mở ngành này để phát triển lĩnh vực đào tạo, đa dạng hóa chương trình đào tạo trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2040. Thông qua đào tạo đội ngũ nhân lực tinh hoa trong lãnh đạo, quản lý, tư vấn tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế, việc mở ngành kinh tế chính trị không chỉ giúp nâng cao vị thế của Trường Đại học Ngoại thương trong các hoạt động kinh tế và chính trị tại Việt Nam, mà còn giúp thực hiện tốt hơn sứ mệnh phụng sự xã hội của Nhà trường.

Cơ hội nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên ngành Kinh tế chính trị quốc tế, sinh viên có cơ hội phát triển thể đảm nhiệm các nhóm vị trí việc làm liên quan đến lãnh đạo và quản lý (Nhà quản lý, trợ lý cho các nhà quản lý, nhà lãnh đạo trong các tổ chức thuộc cả khu vực công và tư nhân; các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, có cơ hội phát triển được các năng lực để đảm nhiệm được các vị trí quản lý và lãnh đạo trong tương lai; đặc biệt là vị trí lãnh đạo, quản lý tại cơ quan chính quyền địa phương, trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội, hành chính sự nghiệp khác), chính trị và quan hệ quốc tế (Chuyên gia, chuyên viên phụ trách các vấn đề đối ngoại và hợp tác quốc tế trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp; có cơ hội phát triển được các năng lực để đảm nhiệm được các vị trí quản lý, đặc biệt là vị trí quản lý trong các tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và các nước trong khu vực lân cận), Phát triển (Chuyên gia, chuyên viên phụ trách điều phối các chương trình/dự án phát triển kinh tế và xã hội trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp; đặc biệt là các dự án nghiên cứu; có cơ hội phát triển được các năng lực để đảm nhiệm được vị trí chuyên gia tư vấn cho các chương trình/dự án phát triển kinh tế và xã hội trong tương lai). Đồng thời, sinh viên tốt nghiệp cũng có cơ hội việc làm cao tại các vị trí của chuyên gia, chuyên viên phân tích, tư vấn, phản biện, hoạch định chính sách kinh tế và quan hệ quốc tế; có cơ hội phát triển được các năng lực đảm nhiệm được các vị trí chuyên gia phân tích hay các nhà hoạch định chính sách tại các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, cơ quan nhà nước từ cấp địa phương đến trung ương.

Ngày 14/12/2022, Trường ĐH Ngoại thương đã tổ chức Hội thảo khoa học cấp trường với chủ đề “Lấy ý kiến mở ngành Kinh tế chính trị và Chương trình đào tạo Kinh tế chính trị quốc tế” với sự tham gia chia sẻ của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế.

Ngày 14/12/2022, Trường ĐH Ngoại thương đã tổ chức Hội thảo khoa học cấp trường với chủ đề “Lấy ý kiến mở ngành Kinh tế chính trị và Chương trình đào tạo Kinh tế chính trị quốc tế” với sự tham gia chia sẻ của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế.

Sự khác biệt của chương trình đào tạo kinh tế chính trị quốc tế

Đây là chương trình đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam về chuyên ngành Kinh tế chính trị quốc tế. Chương trình này sẽ định hình quan niệm mới về kinh tế chính trị dựa trên việc kết hợp giá trị cốt lõi của cách tiếp cận truyền thống với các dòng tư tưởng tiến bộ của thời đại.

Đây là chương trình đào tạo định hướng phát triển quốc tế. Chất lượng đào tạo hướng tới trình độ quốc tế. Sinh viên hoàn thành chương trình này có thể làm việc tốt trong môi trường quốc tế.

Về nội dung chương trình, sinh viên sẽ được đào tạo về kinh tế chính trị từ góc độ quan hệ quốc tế để xem xét các vấn đề kinh tế chính trị trong bối cảnh quan hệ quốc tế giữa các chủ thể kinh tế, đặc biệt là giữa các chính phủ, giữa các doanh nghiệp, và giữa doanh nghiệp với chính phủ. Từ đó, sinh viên được khuyến khích, bồi dưỡng, rèn luyện xu hướng kiến tạo sự thay đổi tích cực trong các hoạt động mà họ tham gia.Nội dung chương trình này có tính liên ngành, dựa trên ba trụ cột: kinh tế, chính trị và quan hệ quốc tế.

Thêm vào đó, mỗi năm, Chương trình đào tạo này được thiết kế riêng một học phần đặc thù thể hiện đặc trưng của lĩnh vực kinh tế chính trị quốc tế. Chẳng hạn, năm thứ nhất sinh viên được học về hướng nghiệp Kinh tế chính trị quốc tế, năm thứ hai sinh viên được học về học phần Khám phá kinh tế chính trị quốc tế. Năm thứ ba sinh viên được học học phần Thực hành Kinh tế chính trị quốc tế. Dựa trên nguyên tắc học đi đôi với hành, các học phần đặc thù này sẽ tạo điều kiện để sinh viên phát triển tiềm năng của bản thân, phát triển sở thích nghề nghiệp, vận dụng kiến thức đã học vào nhận diện các vấn đề kinh tế chính trị và đề xuất giải pháp.

Về phương pháp giảng dạy, bên cạnh các phương pháp truyền thống, chương trình học này vận dụng linh hoạt, đa dạng các phương pháp dạy học hiện đại như giảng dạy dựa trên vấn đề (problem-based learning), giảng dạy dựa trên dự án (project-based learning) để đặt người học vào trung tâm của quá trình đào tạo, khuyến khích người học sáng tạo không ngừng, học tập không ngừng, chủ động vận dụng nội dung của chương trình vào giải thích thực tiễn. Trong quá trình đào tạo, chương trình có một số học phần đòi hỏi sinh viên đi thực tế, tham quan thực địa, thực tập tại cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp.

Chương trình Kinh tế chính trị quốc tế tại Trường Đại học Ngoại thương cũng rất linh hoạt. Từ năm thứ ba đến năm thứ tư, dựa trên định hướng sự nghiệp, sinh viên có thể lựa chọn một trong các hướng chuyên sâu: (1) Kinh tế chính trị về phát triển; (2) chính trị và quan hệ quốc tế; (3) lãnh đạo và quản lý.

Chương trình đào tạo này được xây dựng theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trải qua 29 bước từ xây dựng, lấy ý kiến chuyên gia, thẩm định và phản biện công phu bởi các chuyên gia hàng đầu về kinh tế chính trị và quan hệ quốc tế. Trước khi xây dựng đề án mở ngành kinh tế chính trị và chương trình đào tạo kinh tế chính trị quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương thực hiện đánh giá sơ bộ về nhu cầu đào tạo ngành Kinh tế chính trị, chuyên ngành Kinh tế chính trị quốc tế, xin chủ trương mở ngành từ các cấp quản lý có thẩm quyền trong nội bộ trường. Sau khi xây dựng được Đề án mở ngành Kinh tế chính trị và chương trình đào tạo Kinh tế chính trị quốc tế, Nhà trường nhiều lần lấy ý kiến đóng góp và gửi thẩm định nội bộ, thẩm định độc lập thông qua hội thảo lấy ý kiến mở ngành và chương trình đào tạo, hội đồng khoa học và đào tạo của Nhà trường, hội đồng thẩm định đề án mở ngành, hội đồng thẩm định chương trình đào tạo, thẩm định các học phần thuộc khối kiến thức ngành, chuyên ngành… Các chuyên gia giáo dục trong nước và quốc tế, các chuyên gia kinh tế chính trị, đại diện các doanh nghiệp, cơ quan sử dụng lao động, sinh viên và cựu sinh viên đều đánh giá chương trình đào tạo phù hợp với các quy định của Nhà nước, phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường lao động về nguồn nhân lực chất lượng cao am hiểu kinh tế chính trị quốc tế.

Phương thức xét tuyển

Năm 2023, chỉ tiêu tuyển sinh của chương trình đào tạo này là 50 sinh viên. Nhà trường tổ chức xét tuyển thông qua phương thức 1,2,3,4 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và phương thức đặc thù. Đối với phương thức xét tuyển đặc thù, điều kiện chung là sinh viên tốt nghiệp THPT năm 2023 và có tên trong danh sách thí sinh được giới thiệu theo công văn của UBND tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (tối đa 5 thí sinh/tỉnh thành phố). Riêng đối với hệ chuyên (chỉ áp dụng với các môn chuyên Toán, Toán - Tin, Tin, Lý, Hóa, Văn và Ngoại ngữ), học sinh cần có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 8.0 trở lên; và có chứng chỉ IELTS 6.5+ / TOEFL iBT 79+ / Cambridge 176+. Đối với hệ không chuyên, học sinh cần có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 8.5 trở lên; có chứng chỉ IELTS 6.5+ / TOEFL iBT 79+ / Cambridge 176+; và có điểm trung bình chung học tập 5 học kỳ Toán - Lý hoặc Toán - Hóa hoặc Toán - Văn từ 8.5 trở lên.

Tìm hiểu thêm thông tin về chương trình Cử nhân Kinh tế chính trị quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương tại đây.       

Gia Linh

Bình luận

Tin liên quan