Trong 4 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 6,5%

01/05/2022, 13:34

TCDN - Trong 4 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 242,19 tỷ USD, tăng 16,1%; vận chuyển hàng hóa tăng 4,8%, luân chuyển hàng hóa tăng 12%; khách quốc tế đến nước ta tăng 184,7%

Theo Tổng cục thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 242,19 tỷ USD[2], tăng 16,1%; vận chuyển hàng hóa tăng 4,8%, luân chuyển hàng hóa tăng 12%; khách quốc tế đến nước ta tăng 184,7%. Riêng vận tải hành khách giảm 6,3% so với cùng kỳ năm trước, luân chuyển hành khách giảm 0,7%.

Trong 4 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 6,5%

Trong 4 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 6,5%

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Tư năm 2022 ước đạt 455,5 nghìn tỷ đồng, tăng 3,1% so với tháng trước và tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt quy mô và tốc độ tăng cao hơn so với các năm trước khi xảy ra dịch Covid-19. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.777,4 nghìn tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 4,3% (cùng kỳ năm 2021 tăng 7,2%).

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện tháng 3/2022 đạt 34,71 tỷ USD, cao hơn 651 triệu USD so với số ước tính. Ước tính tháng 4/2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 33,26 tỷ USD, giảm 4,2% so với tháng trước và tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 122,36 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 31,77 tỷ USD, tăng 21,6%, chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 90,59 tỷ USD, tăng 14,7%, chiếm 74%. Trong 4 tháng đầu năm 2022 có 22 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 86,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 63,1%).

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1,3%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89%, giảm 0,5 điểm phần trăm; nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 6,8%, giảm 0,5 điểm phần trăm; nhóm hàng thủy sản chiếm 2,9%, tăng 0,6 điểm phần trăm.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa thực hiện tháng 3/2022 đạt 32,66 tỷ USD, thấp hơn 9 triệu USD so với số ước tính. Ước tính tháng 4/2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 32,19 tỷ USD, giảm 1,5% so với tháng trước và tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 119,83 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 40,97 tỷ USD, tăng 14,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 78,86 tỷ USD, tăng 16,4%. Trong 4 tháng đầu năm 2022 có 22 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 81,5% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,9%, tăng 0,04 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 45,2%, giảm 0,46 điểm phần trăm; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 48,8%, tăng 0,5 điểm phần trăm. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6,1%, giảm 0,04 điểm phần trăm.

Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 35,7 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 37,1 tỷ USD. 4 tháng đầu năm 2022 xuất siêu sang EU ước đạt 10,4 tỷ USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 18 tỷ USD, tăng 2%; nhập siêu từ Hàn Quốc 15,2 tỷ USD, tăng 58,3%; nhập siêu từ ASEAN 5,8 tỷ USD, tăng 15,4%; nhập siêu từ Nhật Bản 790 triệu USD, tăng 57,7%.

Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng Ba xuất siêu 2,05 tỷ USD[3]; quý I xuất siêu 1,46 tỷ USD; tháng Tư ước tính xuất siêu 1,07 tỷ USD. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 2,53 tỷ USD[4](cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,5 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 9,2 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 11,73 tỷ USD.

Vận tải hành khách tháng 4/2022 ước đạt 358,7 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 12,7% so với tháng trước và luân chuyển 17,2 tỷ lượt khách.km, tăng 19,8%. Tính chung 4 tháng đầu năm nay, vận tải hành khách đạt 1.224,8 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 3%) và luân chuyển 56,1 tỷ lượt khách.km, giảm 0,7% (cùng kỳ năm trướcgiảm 2,9%).

Vận tải hàng hóa tháng 4/2022 ước đạt 155,4 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 4,2% so với tháng trước và luân chuyển 33,6 tỷ tấn.km, tăng 1,4%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, vận tải hàng hóa đạt 628,3 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 11,2%) và luân chuyển 129,9 tỷ tấn.km, tăng 12% (cùng kỳ năm trước tăng 11,2%).

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4/2022 đạt 101,4 nghìn lượt người, gấp 2,4 lần so với tháng trước và gấp 5,2 lần so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt gần 192,4 nghìn lượt người, tăng 184,7% so với cùng kỳ năm trước.

PV
Bạn đang đọc bài viết Trong 4 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 6,5% tại chuyên mục Thị trường của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Bộ Tài chính đề nghị Bộ Tài nguyên đánh giá mức độ khung thuế bảo vệ môi trường với nhiều hàng hoá
Trước tình hình xăng dầu liên tục tăng giá, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá mức độ phù hợp của Khung và mức thuế bảo vệ môi trường hiện hành đến mức độ gây ô nhiễm môi trường của các hàng hóa đang thuộc đối tượng chịu thuế để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.