Vàng không còn là tài sản ngừa rủi ro hiệu quả khi kinh tế khó khăn

30/06/2023, 19:52
báo nói -

TCDN - Vàng đã trở thành một tài sản kinh tế theo chu kỳ và giới đầu tư không còn coi nó là tài sản ngừa rủi ro khi nền kinh tế trở nên bấp bênh.

Vào những năm 80 của thế kỷ trước, giới phân tích từng coi giá vàng là một biến số có thể thay đổi hết sức kịch tính. Sau Thế chiến thứ hai, dưới hệ thống Bretton Woods, giá vàng đã được cố định ở mức 35 USD/ounce. Song, sau khi cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon cắt đứt liên kết giữa vàng và đồng USD vào năm 1971 (xóa bỏ bản vị vàng), giá của kim loại này đã tăng vọt lên 800 USD/ounce vào 1980. 

Số lượng nhà đầu tư vàng cứ tăng dần theo thời gian và giá của vàng trở thành mối quan tâm hàng ngày. Nhiều nhà bình luận coi giá vàng tăng cao là điềm báo thảm họa cho tiền pháp định và cả nền văn minh phương Tây.

Dù vậy, hiện nay, ngay cả khi vàng đang giao dịch quanh mức kỷ lục 2.000 USD/ounce trên thị trường, hoạt động giao dịch của "tài sản ngừa rủi ro" vẫn khá ảm đạm và nhiều khả năng sẽ tiếp tục ảm đạm trong tương lai gần.

ban vang

Một nghiên cứu mới từ Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ (NBER), ít nhất kể từ năm 1990, giá "tài sản ngừa rủi ro" đã tuân theo một số quy tắc.

Nói một cách đơn giản, giá vàng giảm khi lãi suất thực tế tăng. Nguyên nhân là bởi bản thân vàng có lợi suất trực tiếp bằng 0.

Do vậy, ở mức lãi suất cao hơn, chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng sẽ tăng lên. Về đặc điểm này, vàng cũng giống như nhiều tài sản khác như tiền mã hóa, cổ phiếu công ty công nghệ và bất động sản. 

Giá vàng cũng tăng (giảm) khi nhu cầu về kim loại này như một hàng hóa tăng (hoặc giảm). Chẳng hạn, khi Trung Quốc trở thành một cường quốc kinh tế toàn cầu, quốc gia này sẽ cần nhiều vàng hơn để sử dụng như một loại hàng hóa, giúp thúc đẩy giá vàng.

Ấn Độ cũng có nhu cầu trang sức bằng vàng khá lớn. Có thể kết luận, khi một quốc gia trở nên giàu hơn, nhu cầu về vàng cũng sẽ đi lên và khiến giá tăng theo.

Tuy vậy, theo cả hai cơ chế tăng giá, vàng không còn là một tài sản ngừa rủi ro tốt trong những thời điểm khó khăn, bởi kim loại này tăng giá khi lãi suất thấp và nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng. Ngược lại, khi lãi suất cao, nền kinh tế toàn cầu suy thoái, nhu cầu về vàng, và kéo theo đó là giá, cũng sẽ giảm.

Vàng đã trở thành một tài sản kinh tế theo chu kỳ và giá vàng không còn được theo dõi chặt chẽ, hoặc được coi như điềm báo về sự sụp đổ của nền kinh tế hay xã hội. Thay vào đó, giá kim loại này lên cao hay xuống thấp là chuyện hoàn toàn bình thường.

Như Hằng/Bloomberg
Bạn đang đọc bài viết Vàng không còn là tài sản ngừa rủi ro hiệu quả khi kinh tế khó khăn tại chuyên mục Tài chính quốc tế của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Giá vàng thế giới giảm, trong nước đi ngang
Giá vàng hôm nay (30/6) trên thị trường thế giới tiếp tục giảm trong bối cảnh USD mạnh lên và nhiều dữ liệu kinh tế không hỗ trợ kim loại quý; vàng trong nước đi ngang quanh ngưỡng 67,05 triệu đồng/lượng.
Giá vàng hôm nay đồng loạt giảm
Rạng sáng hôm nay (28/6), cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước cũng giảm mất ngưỡng 67 triệu đồng/lượng.