VEPR dự báo GDP năm 2022 của Việt Nam có thể đạt 6,2%

20/05/2022, 11:50

TCDN - Tại Hội thảo Công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2022 với chủ đề: “Nâng cao nền tảng số cho ngành dịch vụ” do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức, TS Trần Toàn Thắng dự báo ở kịch bản tích cực, GDP năm 2022 có thể đạt tới 6,2%.

Chia sẻ về tình hình kinh tế Việt Nam năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, TS Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Dự báo Kinh tế ngành và doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia cho rằng, kinh tế Việt Nam năm 2022 đang trong quá trình phục hồi nhưng vẫn sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại, như rủi ro từ đại dịch, nguy cơ xuất hiện biến chủng mới mặc dù những diễn biến gần đây cho thấy sự cải thiện trong kiểm soát dịch bệnh toàn cầu; áp lực lạm phát và chi phí sản xuất đang tăng lên rất mạnh; rủi ro từ xung đột Nga - Ukraine…

IMG-5396

Theo đó, trong năm 2021 đầu tư phát triển toàn xã hội giảm thấp, cả đầu tư công và đầu tư tư nhân. Giải ngân đầu tư công không đạt mục tiêu, hiệu quả kích thích tăng trưởng khá hạn chế trong 2021. Năm 2022-2023, đầu tư công được kì vọng mang lại hiệu quả trực tiếp và gián tiếp trong ngắn hạn và dài hạn.

Thương mại hàng hóa tăng trưởng cao mặc dù dịch Covid-19 tác động mạnh đến các trung tâm công nghiệp và xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm kim loại và năng lượng tăng trưởng mạnh do nhu cầu và giá năng lượng, kim loại, hóa chất tăng rất cao khi kinh tế thế giới phục hồi. Xuất khẩu tăng cao vẫn chủ yếu do tăng giá. Tuy nhiên, nhập siêu dịch vụ tăng rất cao, do chi phí vận tải, logistics, bảo hiểm quốc tế và chi phí khác tăng mạnh.

Về áp lực lạm phát, theo TS Thắng, giá lương thực thực, phẩm ổn định và tổng cầu còn yếu do tác động của dịch Covid-19 là cơ sở giữ CPI ở mức thấp trong 2021 và quý 1 năm 2022.

Chính sách giảm thuế VAT, Thuế bảo vệ môi trường, phí, lệ phí,...; chính sách tỷ giá linh hoạt, giữ đồng VND ổn định, thậm chí tăng giá nhẹ so với đồng USD cũng giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá.

Tuy nhiên, theo ông Thắng áp lực lạm phát đang gia tăng mạnh đặc biệt từ quý 3 năm 2022 do lạm phát toàn cầu tăng cao kỷ lục, giá cả NVL, năng lượng thế giới tăng mạnh, xung đột Nga - Ukraine làm trầm trọng thêm các vấn đề về nguồn cung, chuỗi cung ứng và giá cả năng lượng, lương thực,.

TS Thắng cho rằng, dự báo trong năm 2022 GDP Việt Nam theo kịch bản cơ sở là 5,7%, kịch bản tích cực là 6,2% và kịch bản tiêu cực là 5,2%.

Đánh giá về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, ông Thắng cho rằng chương trình phục hồi kinh tế kỳ vọng tạo động lực tăng trưởng 2022-2023. Quy mô các gói hỗ trợ tăng lên đáng kể, độ bao phủ rộng, thực hiện 5 mục tiêu, giải quyết 5 điểm nghẽn lớn. Đẩy nhanh tiến độ thực thi các chính sách thuộc gọi hỗ trợ có ý nghĩa rất lớn đối với kinh tế năm 2022.

“Tuy nhiên, sự lệch pha trong chính sách kích thích kinh tế so với xu hướng chung toàn cầu có thể làm giảm hiệu quả tác động của các chính sách kích thích kinh tế mà Việt Nam đang kì vọng”, ông Thắng nhấn mạnh.

Huyền Châu
Bạn đang đọc bài viết VEPR dự báo GDP năm 2022 của Việt Nam có thể đạt 6,2% tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

VERP dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 có thể chỉ đạt 4,5 - 5,1%
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP) cho rằng nếu dịch bệnh được kiểm soát vào cuối Q3/2021, việc tiêm chủng được triên khai nhanh chóng và đạt miễn dịch cộng đồng vào Quý 2/2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định thì tăng trưởng kinh tế (GDP) cả năm được dự báo ở mức 4,5 - 5,1%.
Phó thủ tướng: Năm 2022 phấn đấu GDP đạt 6 - 6,5%
Phó thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, năm 2022, Chính phủ triển khai đồng bộ, hiệu quả chương trình phòng chống dịch Covid-19 và chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 6-6,5%, GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD.