Vốn điều lệ cả nghìn tỷ, Đạm Hà Bắc cả năm vẫn không trả được một đồng lãi

04/02/2020, 16:35

TCDN - Lỗ lũy kế đến cuối năm 2019 đã vượt 20% so với vốn điều lệ (xấp xỉ 3.285 tỷ đồng) đang là gánh nặng lớn nhất của đạm Hà Bắc và thực tế này đặt ra yêu cầu nếu không được cơ cấu lại nợ cũng như lãi vay, đạm Hà Bắc sẽ rất khó để tiếp tục duy trì sản xuất.

CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (mã DHB) tiếp tục lỗ thêm 217 tỷ đồng trong quý IV, kéo lợi nhuận sau thuế cả năm âm 637 tỷ đồng, cao gấp đôi khoản lỗ năm trước.

Doanh thu cả năm 2019 giảm gần 10%. Đồng thời, mỗi đồng doanh thu thu về, khoản lợi nhuận gộp Đạm Hà Bắc có được sau khi trừ giá vốn cũng ít hơn. Tỷ suất lợi nhuận gộp năm nay chỉ đạt 11,7% trong khi cùng kỳ đạt 20%.

“Hai nguyên nhiên liệu sản xuất chủ yếu gồm than và điện liên tục tăng giá, tới 7% so với quý IV/2018. Giá bán trên thị trường giảm sâu và không đủ bù đắp chi phí do các chi phí cố định (khấu hao tài sản cố định và lãi vay đầu tư) tăng cao”, Tổng giám đốc Nguyễn Đức Ninh giải thích thêm.

Nếu không được cơ cấu lại nợ cũng như lãi vay, DHB sẽ rất khó để tiếp tục duy trì sản xuất.

Nếu không được cơ cấu lại nợ cũng như lãi vay, DHB sẽ rất khó để tiếp tục duy trì sản xuất.

Theo giải trình của Tổng Giám đốc DHB Nguyễn Đức Ninh, chỉ riêng trong quý III/2019, DHB tăng lỗ 94,7% so với cùng kỳ 2018 do các nguyên nhân như than 4a, 5a là nguyên liệu đầu vào chủ yếu liên tục tăng giá 8,6-9,4% so với cùng kỳ 2018, trong khi giá bán thu về không đủ bù đắp chi phí do các chi phí cố định tăng cao như khấu hao, lỗ tỉ giá và lãi vay đầu tư.

Đáng chú ý, chi phí lãi vay chiếm tỉ trọng rất lớn, khoảng 30% tổng doanh thu và chủ yếu phát sinh từ khoản vay tại ngân hàng với lãi suất vay vốn bình quân là 10,78%/năm. Đặc biệt từ tháng 1.2019 do không được kéo dài thời gian trả nợ, DHB không thể cân đối được tài chính để trả nợ gốc cho ngân hàng và phải chịu lãi phạt trên nợ gốc quá hạn với lãi suất 18%/năm. “Lãi phạt trên số tiền chậm trả là 150% lãi suất trong hạn, có khoản vay với lãi phạt lên tới 18%/năm” - ông Nguyễn Đức Ninh cho biết.

Cả năm 2019, chi phí lãi vay của doanh nghiệp đạt 840 tỷ đồng, tăng gần 14% so với năm trước và đều chưa thanh toán cho ngân hàng. Chi phí tài chính theo đó đang là gánh nặng lớn nhất của đạm Hà Bắc và thực tế này đặt ra yêu cầu nếu không được cơ cấu lại nợ cũng như lãi vay, DHB sẽ rất khó để tiếp tục duy trì sản xuất.

Số dư các khoản vay nợ ngân hàng đến cuối năm 2019 gần 7.500 tỷ đồng, một phần dư nợ gốc đã được thanh toán (khoảng 200 tỷ đồng). 

Ngoài câu chuyện khó khăn về kinh doanh, lãnh đạo Đạm Hà Bắc cho biết việc đưa phân bón thành đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo Luật thuế 71/2014/QH13 tiếp tục gây bất lợi kép do công ty vừa không được hoàn thuế đầu vào vừa giảm sức cạnh tranh so với hàng nhập khẩu. Đây cũng là vấn đề nhiều doanh nghiệp phân bón đã lên tiếng các năm gần đây.

Với mức vốn điều lệ 2.722 tỷ đồng, Đạm Hà Bắc là một trong doanh nghiệp sản xuất phân bón có quy mô vốn điều lệ lớn. Tuy nhiên, kinh doanh thua lỗ liên tục 5 năm qua khiến lỗ lũy kế đến cuối năm 2019 đã tăng lên 3.285 tỷ đồng, vượt 20% vốn điều lệ. Vốn chủ sở hữu hiện đã âm hơn 510 tỷ đồng.

Thanh Tân (t/h)
Bạn đang đọc bài viết Vốn điều lệ cả nghìn tỷ, Đạm Hà Bắc cả năm vẫn không trả được một đồng lãi tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

VDB sẽ “điêu đứng” nếu đạm Hà Bắc dừng hoạt động?
Đạm Hà Bắc tiếp tục công bố mức lỗ khủng 200 tỷ đồng, lỗ lũy kế chưa phân phối là 3.077 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 310 tỷ đồng. Đây thực sự là tin sốc với Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) – CN Bắc Giang với tổng dư nợ còn kẹt tại đây 3.854,3 tỷ đồng.