Hình tượng chuột trong văn hóa dân gian
TCDN - Chuột luôn hiện hữu trong cả cuộc sống thực và trong văn hóa tinh thần của người Việt. Nếu như trong cuộc sống, chuột được biết đến là một loài vật đáng ghét, phá hoại thì trong văn hóa, con vật này là nguồn cảm hứng trong các tác phẩm nghệ thuật dân gian, tiêu biểu là tranh Đông Hồ.
Từ xưa đến nay, quan niệm về 12 con giáp đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người Việt Nam, Trung Quốc,... và một số nước châu Á khác. 12 con giáp là biểu tượng cho thời gian, cho tính cách của mỗi người.
Ở Việt Nam, lịch được lập theo các chu kỳ thay đổi đều đặn của Mặt Trăng. Vì theo lịch âm nên ngày chính xác bắt đầu một năm mới thường thay đổi theo từng năm. Mỗi năm đều được “hộ trì” bởi một trong số 12 con vật. Mỗi người sinh ra đều cầm tinh một con vật và nó sẽ ảnh hưởng đến tính cách và cuộc đời sau này.
Trong 12 con giáp thì con chuột đứng ở vị trí đầu tiên, đại diện cho những người tuổi Tý. Vậy tại sao một con vật có hình dáng nhỏ bé, lại chuyên sống ở những nơi hang sâu, bụi bặm như thế lại có thể đứng đầu trong tất cả các con vật, đứng trên cả chúa tể muôn loài là Hổ hay loài vật linh thiêng là Rồng?
Có nhiều cách lý giải cho việc này. Thứ nhất, theo lý giải của các chuyên gia trong lĩnh vực phong thủy tâm linh thì linh vật chuột mang hành Thủy. Mà vũ trụ hình thành đầu tiên sinh ra nước, có nước mới sinh ra sự sống của muôn loài muôn vật. Vì thế chuột đứng đầu tiên trong hàng ngũ các con vật là thể hiện mong muốn một sự bắt đầu và phát triển trường tồn.
Thứ hai, theo truyền thuyết kể lại rằng, vào ngày sinh nhật của Ngọc Hoàng, ngài đã tổ chức một cuộc thi chạy cho 12 con vật tham gia xem con nào về đích trước, với thử thách là phải vượt qua một cánh rừng rậm rạp và một con sông rộng lớn. Với bản tính tinh ranh,thôngminh,nhanhnhẹnsẵncócủamình, chuột đã vận dụng khả năng và các mưu mẹođể vượt qua tất cả các con vật còn lại vàgiành vị trí đầu tiên trong cuộc thi.
Chính vì vậy mà hiện nay trong 12 con giáp, con chuột đứng ở vị trí đầu tiên.
Trong văn hóa Việt Nam, chuột tồn tại sóng đôi với nghề nông nghiệp lúa nước. Trên những cánh đồng lúa bạt ngàn, loài chuột cùng với bản tính tinh ranh, nhanh nhẹn và kích thước nhỏ bé mà rất dễ dàng kiếm ăn, lẩn trốn, vì thế chuột luôn tồn tại và liên tục phát triển theo cấp số nhân. Chính vì vậy loài chuột mang ý nghĩa cầu mong gia đình sung túc, con đàn cháu đống, gia đình vui vẻ hạnh phúc.
Lý giải về điều này, nhiều chuyên gia văn hoá cho rằng loài chuột gắn liền với sự sinh sôi nảy nở khi mùa màng bội thu, loài chuột cũng sinh sôi nảy nở nhanh. Đêm giao thừa miền Tây Nam Bộ - vựa lúa của cả nước, khi nghe thấy tiếng chuột kêu lít chít, không ít người mừng rỡ, bởi lẽ họ tin rằng đó là dấu hiệu của một năm mới sung túc. Chuột gắn với điềm báo mùa màng bội thu chính là vậy.
Chung sống với người từ bao đời nay, chuột có “vai trò” trong kho tàng văn học Việt Nam. Trước hết trong thành ngữ, ca dao... chuột được nhắc đến khá nhiều. Thái độ gian giảo, sợ sệt chẳng ví von nào sinh động hơn hình ảnh “lấm lét như chuột ngày” của chú nhắt ta vốn chỉ quen rình mò vào ban đêm. Rơi vào thế bế tắc, không lối thoát đúng là tình huống của một gã “chuột chạy cùng sào” lúc bị săn đuổi. May mắn nhất là anh chàng khù khờ lấy được cô vợ giàu, chỉ ngồi không mà hưởng thụ khác nào “chuột sa chĩnh gạo”. Chủ trương nọ, lúc mới phát động thì rùm beng lắm, nhưng cứ teo tóp dần, đến khi kết thúc chẳng ra gì, bị chê cười là “đầu voi đuôi chuột”. Ông VIP kia tham nhũng kín đáo, khéo che giấu nên được tiếng là thanh liêm, đến lúc bị bọn cướp vào nhà trấn lột mất sạch, nào đôla, nào hạt xoàn, công an phải vào cuộc, dân không thương thì chớ, lại còn mỉa mai “cháy nhà ra mặt chuột”.
Hình ảnh chuột còn là nguồn cảm hứng trong các tác phẩm nghệ thuật dân gian khác, tiêu biểu là tranh Đông Hồ. Trong đó, không thể không kể đến một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của dòng tranh dân gian Đông Hồ - Đám cưới chuột
Đám cưới chuột là bức tranh có lịch sử hơn 500 năm trước. Các nghệ sĩ đã nhân cách hóa con chuột, biến nó trở thành con người trong một đám cưới rình rang, có đủ k n, trống và các loại lễ vật. Trong đám cưới như vậy, những con chuột v n không quên chuẩn bị cá, chim để hối lộ cho m o, để đám cưới được suôn sẻ.
Bức tranh vừa hài hước dí dỏm lại mang ý nghĩa sâu sắc về quan hệ của tầng lớp nông dân - thống trị trong xã hội cũ, tiêu biểu cho mối quan hệ mạnh hiếp yếu. Người ta mượn hình ảnh chuột để châm biếm chua cay, hài hước về một tệ nạn mà xã hội cần lên án và loại bỏ.
Trong một bộ tranh tết làng Hồ, có người nghệ sĩ dân gian đã vẽ hình ảnh chú chuột ngồi trên kiệu với quạt tán, lọng xanh, được khiêng bởi một đàn chuột, với tấm biển “Ân tứ vinh quy”. Bức tranh là lời châm biếm cho chế độ khoa cử thời đó (Bởi các vị đỗ Hương thời đó có danh xưng là ông Cống - đồng âm với chuột Cống).
email: [email protected], hotline: 086 508 6899