[HỎI - ĐÁP] Thu thuế đối với thu nhập từ điện năng lượng mặt trời
TCDN -
Hỏi: Gia đình tôi là hộ kính doanh cá thể nhỏ lẻ, ngành hàng kinh doanh là điện máy. Gia đình tôi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế cho chi cục thuế địa phương. Năm 2020 tôi có lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái với công suất là 6 Kw trên nhà vườn tại địa chỉ khác (không phải nơi tôi đang kính doanh) dùng cho sinh hoạt gia đình hàng tháng, còn dư bán lại cho EVN. Tổng số tiền EVN thành toán cho tôi trong năm 2020 là hơn 8 triệu đồng. Chi cục thuế tại địa phương thông báo tôi phải nộp thuế thu nhập từ điện năng lượng mặt trời, như vậy có đúng không, theo công văn 1534/BTC-CST ngày 31/01/2019 của Bộ Tài chính quy định chỉ tính thuế đối với những hộ thu nhập từ điện năng lượng mặt trời hơn 100 triệu/năm?
Đáp:
Căn cứ Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC quy định về phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán:
‘1. Nguyên tắc áp dụng
a) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.
b) Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: cá nhân mới ra kinh doanh; cá nhân kinh doanh thường xuyên theo thời vụ; cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của một năm (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh. Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, nếu kinh doanh không trọn năm thì cá nhân được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm...
2. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.
a) Doanh thu tính thuế
a.1) Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.
a.2) Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.”
Đối chiếu quy định nêu trên, trường hợp của Ông Trương Sáu phải nộp tiền thuế GTGT và TNCN đối với hoạt động bán điện năng lượng mặt trời áp mái theo quy định tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính./.
Theo BTC
email: [email protected], hotline: 086 508 6899