Hưng Yên thu ngân sách đạt hơn 21 nghìn tỷ đồng

10/07/2024, 14:32
báo nói -

TCDN - Trong nửa đầu năm 2024, tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Hưng Yên ước đạt 21.445 tỷ đồng, tăng 39,83% so với cùng kỳ năm 2023 và đạt 65,34% kế hoạch năm.

Theo Cục thống kê tỉnh Hưng Yên tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2024 ước tăng 6,81% so với cùng kỳ năm 2023, duy trì mức tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước (quý I sơ bộ tăng 6,31%, quý II ước tăng 7,27%), trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,70% (đóng góp 0,25 điểm phần trăm vào tăng trưởng kinh tế chung của cả tỉnh); công nghiệp và xây dựng tăng 8,60% (đóng góp 5,21 điểm phần trăm vào tăng trưởng kinh tế chung của cả tỉnh); khu vực thương mại, dịch vụ tăng 3,06% (đóng góp 0,73 điểm phần trăm vào tăng trưởng kinh tế chung của cả tỉnh); thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 9,84% (đóng góp 0,63 điểm phần trăm vào tăng trưởng kinh tế chung của cả tỉnh).

2 (7)

Nổi bật, trong nửa đầu năm 2024, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 21.445 tỷ đồng, tăng 39,83% so với cùng kỳ năm 2023 và đạt 65,34% kế hoạch năm.

Đáng chú ý, một số khoản thu nội địa so với cùng kỳ năm trước tăng như thu từ doanh nghiệp Nhà nước đạt 118 tỷ đồng, tăng 27,73%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.730 tỷ đồng, tăng 16,57%; thu từ khu vực ngoài quốc doanh 7.500 tỷ đồng, tăng 0,23%; thu phí, lệ phí 365 tỷ đồng, tăng 39,63%; thuế thu nhập cá nhân 980 tỷ đồng, tăng 30,33%; các khoản thu về đất 7.964 tỷ đồng, tăng 156,05%.

Như vậy, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2024 của tỉnh mặc dù không cao nhưng vẫn duy trì mức khá ổn định so với 6 tháng các năm gần đây (6 tháng năm 2020 tăng 6,48%; năm 2021 tăng 6,7%; năm 2022 tăng 8,13%; năm 2023 tăng 8,52%).

Đóng góp vào tăng trưởng của tỉnh trong 6 tháng đầu năm chủ yếu đến từ khu vực công nghiệp và xây dựng, đóng góp tới 76,40% tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh.

So với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng thì Hưng Yên xếp thứ 8/11 tỉnh, thành phố và xếp thứ 24/63 tỉnh, thành phố của cả nước. Tăng trưởng một số tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng như sau: Hà Nam tăng 10,35%; Hải Phòng tăng 10,32%; Hải Dương tăng 10,0%; Quảng Ninh tăng 9,02%; Nam Định tăng 8,56%; Thái Bình tăng 7,96%; Vĩnh Phúc tăng 6,26%; Bắc Ninh tăng 2,32%;... 

Sản xuất công nghiệp và xây dựng trong 6 tháng đầu năm có nhiều thuận lợi hơn so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp công nghiệp vẫn duy trì tăng trưởng khá, một số ngành có mức tăng trưởng tốt và đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của tỉnh như: sản xuất kim loại (tăng 8,48%); sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (tăng 23,70%); sản xuất sản phẩm điện tử (tăng 35,73%); sản xuất thiết bị điện (tăng 16,93%); sản xuất xe có động cơ, rơ moóc (tăng 11,48%);...

Tuy nhiên, một số ngành chiếm tỷ trọng lớn, mang tính đặc thù của tỉnh do cắt giảm đơn hàng nên có tăng trưởng giảm so với cùng kỳ năm trước, như: sản xuất chế biến thực phẩm (thức ăn gia súc, gia cầm,...) giảm 5,74%; sản xuất da và các sản phẩm từ da (giày, dép,...) giảm 12,38%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic chỉ tăng 0,20%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim (gạch, bê tông,...) giảm 4,78%;...

Nhật Tâm
Bạn đang đọc bài viết Hưng Yên thu ngân sách đạt hơn 21 nghìn tỷ đồng tại chuyên mục Tin tức của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

VCCI kiến nghị cấp quyền khai thác khoáng sản phải đấu giá, đấu thầu
Quy định tất cả các quyền khai thác khoáng sản phải được cấp thông qua đấu giá (hoặc đấu thầu) để hạn chế hình thức "xin- cho", mở rộng các trường hợp đấu giá sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho ngân sách, đồng thời tạo môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh cho các doanh nghiệp.