Hướng dẫn áp dụng quy tắc xuất xứ mới hưởng ưu đãi thuế trong các hiệp định thương mại

06/01/2021, 13:55

TCDN - Ngày 15-16/1 và ngày 22-23/1, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương tổ chức chương trình chuyên sâu Hướng dẫn áp dụng quy tắc xuất xứ mới hưởng ưu đãi thuế trong các hiệp định thương mại tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

metro-truy-xuat-nguon-goc_lsmg

Chương trình nhằm hỗ trợ lãnh đạo, cán bộ doanh nghiệp cập nhật các quy định mới về xuất nhập khẩu, nắm vững các quy định mới trong quy tắc xuất xứ hàng hóa, hiểu rõ những thực tiễn quy định ưu đãi FTAs, đặc biệt là EVFTA, RCEP, UK FTA, quy trình chứng nhận nguồn gốc xuất xứ CO và tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường và phát triển các ngành hàng được hưởng lợi trong các Hiệp định Thương mại.

Thông qua chương trình các doanh nghiệp có thể phòng tránh các sai phạm về xuất xứ hàng hóa thường mắc phải, áp dụng hiệu quả quy tắc xuất xứ hàng hóa mới linh hoạt, tận dụng các ưu đãi, giảm thuế quan và các thủ tục…

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường thực hiện giao dịch Thương mại quốc tế thông qua nâng cao năng lực nghiệp vụ và ứng dụng các giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm”.

Chương trình tập trung vào các nội dung sau:

- Hướng dẫn thực hiện quy tắc xuất xứ EVFTA

+ Giải thích quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BCT

+ Phân biệt quy định về thuế quan, quy tắc xuất xứ, cơ chế chứng nhận xuất xứ theo GSP và EVFTA

-    Quy định của EU đối với hàng hóa có xuất xứ Việt Nam

-    Vướng mắc thực tế đối với mặt hàng xuất khẩu đi EU

-    Hướng dẫn đăng ký khai báo, thu hồi ms REX

-    Hướng dẫn thủ tục cấp C/O EUR.1

-    Yêu cầu chứng từ phục vụ xác minh xuất xứ hàng hóa

Trao đổi – Thảo luận

- C/O EUR.1 cấp sau cho hàng hóa đã có C/O mẫu A hoặc REX

- Cộng gộp vải có xuất xứ Hàn Quốc

- Lưu ý đối với hàng hóa xuất khẩu đi Anh

- Bài tập thực hành

- Giải thích các điểm mới tại Thông tư 19/2020/TT-BCT

-  Hướng dẫn tự chứng nhận xuất xứ theo quy định mới của ASEAN thực hiện từ 27/9/2020

- Quy tắc xuất xứ Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực RCEP ký kết ngày 15/11/2020

- Quy tắc xuất xứ Hiệp định Thương mại tự do Vương Quốc Anh – Việt Nam có hiệu lực từ 2021

Chi tiết chương trình vui lòng liên hệ: Mr. Quốc Dũng – Phụ trách Phòng Tư vấn đào tạo – ITB – VCCI, Tòa nhà VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội; Điện thoại: 0977354527 / 0986666608; Email: [email protected], [email protected].

Thời gian và địa điểm:

Ngày 15-16/1/2021 (từ 8h30 - 16h30): Tòa nhà VCCI, Số 09 Đào Duy Anh, Hà Nội.

Ngày 22-23/1/2021 (từ 8h30 - 16h30): P.403 số 79 Nguyễn Đình Chiểu, P6, Q3, Thành phố Hồ Chí Minh.

PV
Bạn đang đọc bài viết Hướng dẫn áp dụng quy tắc xuất xứ mới hưởng ưu đãi thuế trong các hiệp định thương mại tại chuyên mục Thị trường của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Có thể nộp chứng nhận xuất xứ hàng hóa sau 2 năm?
Trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt, người khai hải quan được khai bổ sung, nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn không quá 2 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Xuất xứ hàng hóa: Mốc 30%, doanh nghiệp dễ qua mặt cơ quan chức năng
Việc quy định hàng hóa chỉ đạt hàm lượng giá trị gia tăng 30% đã được coi là đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng Việt Nam có thể khiến doanh nghiệp “qua mặt” cơ quan chức năng. Tuy nhiên, nếu đặt ngưỡng cao hơn sẽ xuất hiện nghịch lý Việt Nam không công nhận sản phẩm của chính mình.