Kiểm toán chuyển hồ sơ Công ty Cao Nguyên BP và Công ty Hoàng Thanh Thuý sang cơ quan điều tra

30/12/2024, 21:46
báo nói -

TCDN - Trong năm 2024, KTNN đã chuyển 02 hồ sơ bao gồm: 01 vụ việc có dấu hiệu vi phạm trong việc quản lý và sử dụng hóa đơn của Công ty TNHH TMDV Xuất nhập khẩu Cao Nguyên BP, 01 vụ việc có dấu hiệu khai thác khoáng sản trái phép của Công ty TNHH MTV Hoàng Thanh Thúy sang Cơ quan Điều tra.

Ngày 30/12, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ và công tác Đảng năm 2025. Theo Kiểm toán Nhà nước, tính đến 15/12, toàn ngành đã phát hành 152 báo cáo kiểm toán; kiến nghị xử lý tài chính 22.817 tỷ đồng và kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi 125 văn bản.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Trong năm 2024, KTNN đã chuyển 02 hồ sơ bao gồm: 01 vụ việc có dấu hiệu vi phạm trong việc quản lý và sử dụng hóa đơn của Công ty TNHH TMDV Xuất nhập khẩu Cao Nguyên BP cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an tỉnh Bình Phước, 01 vụ việc có dấu hiệu khai thác khoáng sản trái phép của Công ty TNHH MTV Hoàng Thanh Thúy sang Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an tỉnh Đồng Nai để điều tra, làm rõ; đồng thời phối hợp cung cấp nhiều tài liệu, BCKT cho các cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra để làm rõ theo thẩm quyền.

Đồng thời, Kiểm toán Nhà nước đã cung cấp 308 báo cáo kiểm toán và tài liệu có liên quan cho các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan điều tra và các cơ quan Nhà nước khác có thẩm quyền để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát...

Trong năm 2024, KTNN đã nhận và xử lý tổng số 109 đơn (59 đơn tố cáo, 05 đơn tố giác, 11 đơn khiếu nại, 34 đơn kiến nghị, đề nghị, phản ánh), trong đó: 04 đơn kiến nghị, đề nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết, 105 đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết. Các đơn thư gửi đến đã được KTNN xem xét, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, không để xảy ra tình trạng tồn đọng, kéo dài. Đồng thời, KTNN sao gửi 63 đơn đến các KTNN chuyên ngành, khu vực để lưu ý khi thực hiện kiểm toán tại các đơn vị có liên quan.

Bước sang năm 2025, KTNN cho biết sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả, chất lượng chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2030; nâng cao hiệu lực các kết luận và kiến nghị kiểm toán. Cùng với đó, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, đặc biệt làm rõ, xử lý dứt điểm các kết luận, kiến nghị còn tồn đọng; tiếp tục công khai kết quả kiểm toán, công khai danh sách các tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kết luận, kiến nghị kiểm toán.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải yêu cầu KTNN cần tập trung kiểm toán tính đúng đắn phù hợp, đầy đủ, kịp thời của việc ban hành các văn bản hướng dẫn các Luật trong điều kiện Luật chỉ quy định những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội, không quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, không luật hóa các Nghị định, Thông tư.

Tập trung kiểm toán việc tổ chức thực hiện pháp luật, đặc biệt là các nội dung liên quan đến các cơ chế đặc thù, phân cấp, phân quyền trong phân bổ, sử dụng nguồn lực và thực hiện các dự án, công trình trọng điểm; việc thực hiện phòng chống lãng phí; việc thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy.

Bên cạnh đó, cần tăng cường kiểm toán đánh giá cơ chế, chính sách của Nhà nước, đặc biệt các chính sách có ảnh hưởng rộng, lớn đến đời sống kinh tế - xã hội; tập trung kiểm toán để đánh giá đúng thực trạng bội chi, nợ công, rủi ro về cân đối ngân sách và kiến nghị các giải pháp bảo đảm an ninh tài chính, ngân sách quốc gia.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu ngành kiểm toán chú trọng công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Tiếp tục đổi mới phương thức kiểm toán từ kế hoạch kiểm toán đến triển khai hoạt động kiểm toán để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm toán.

"Cần lồng ghép các đoàn, nội dung kiểm toán hợp lý, hiệu quả tại các đơn vị, đầu mối đảm bảo tránh trùng lắp, chồng chéo; giảm thiểu tác động và ảnh hưởng của hoạt động kiểm toán đến các hoạt động thường xuyên của đơn vị được kiểm toán", Phó Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo.

Nhật Tâm
Bạn đang đọc bài viết Kiểm toán chuyển hồ sơ Công ty Cao Nguyên BP và Công ty Hoàng Thanh Thuý sang cơ quan điều tra tại chuyên mục Pháp luật tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

KTNN kiến nghị xử lý trách nhiệm Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang
Kiểm toán Nhà nước (KTNN) kiến nghị UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức xem xét xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng thẩm định dự toán lập Quy hoạch trong việc lập, thẩm định, trình phê duyệt dự toán kinh phí cho quy hoạch tỉnh để xảy ra sai sót làm tăng dự toán.
KTNN phát hiện hàng loạt vấn đề tài chính của 43 doanh nghiệp tại Lai Châu
KTNN đối chiếu việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN của 43 doanh nghiệp và 02 đơn vị dự toán tại Lai Châu cho thấy, các đơn vị chưa hạch toán, kê khai đủ doanh thu, chi phí và hạch toán một số khoản chi phí chưa đúng quy định; kê khai chưa đúng thuế GTGT đầu vào; kê khai thiếu thuế GTGT đầu ra.
KTNN được quyền truy cập phần mềm dữ liệu đơn vị bị kiểm toán?
Trao thẩm quyền thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật và xử lý vi phạm hành chính; giám định tư pháp; Tuy cập phần mềm dữ liệu đơn vị bị kiểm toán... cho Tổng Kiểm toán Nhà nước là một trong các nội dung được UBTV Quốc hội, phiên họp thứ 36 cho ý kiến vào sáng 12/8.