"Lãnh đạo doanh nghiệp bị khởi tố không phải là căn cứ để ngân hàng thu hồi nợ trước hạn"
TCDN - Việc Tập đoàn FLC hoặc các doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng vốn vay của ngân hàng để thực hiện các hoạt động kinh doanh nếu cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp bị khởi tố không phải là căn cứ để Ngân hàng thu hồi nợ trước hạn.
Theo báo cáo tài chính cập nhật ngày 29/1 của FLC, Sacombank đang là chủ nợ lớn nhất của tập đoàn này với dư nợ hơn 1.800 tỷ đồng. Tiếp theo là OCB với dư nợ cho vay lên tới 2.500 tỷ đồng.
Ngay sau khi lãnh đạo FLC vướng vào vòng lao lý, Saccombank và OCB đã và đang tiến hàng thu hồi nợ trước hạn đối với FLC.
Vấn đề được dư luận quan tâm là Ngân hàng có được thu hồi nợ trước hạn và áp dụng các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm khi hợp đồng tín dụng chưa chấm dứt thời hạn. Để làm rõ nội dung này, trao đổi với PV, Tiến sĩ Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp cho biết:
Theo quy định của pháp luật thì Hợp đồng tín dụng (HĐTD) được điều chỉnh bởi các quy định của bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng.
Theo đó, căn cứ cho vay, số tiền vay, các biện pháp bảo đảm, lãi suất, thời gian trả nợ là những nội dung cơ bản trong hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp kèm theo. Bởi vậy, về nguyên tắc thì bên đi vay chỉ phải trả nợ đối với các khoản nợ đến hạn, mức trả nợ, lãi suất sẽ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Trường hợp bên vay vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng mà hai bên có thỏa thuận thì bên ngân hàng được quyền căn cứ vào quy định của pháp luật và thỏa thuận của các bên trong hợp đồng để yêu cầu trả nợ trước hạn.
Theo quy định của luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành thì Ngân hàng sẽ thực hiện thu hồi nợ trước hạn khi rơi vào các trường hợp thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng với khách hàng hoặc theo pháp luật qui định, cụ thể:
- Tài liệu, thông tin, báo cáo liên quan đến hoạt động kinh doanh, sử dụng vốn vay, mục đích vay vốn, tài sản bảo đảm do bên vay/bên bảo đảm cung cấp được phát hiện là không chính xác, không trung thực, sai sự thật;
- Bên vay sử dụng vốn vay sai mục đích; - Bên bảo đảm vi phạm hợp đồng hoặc xảy ra các trường hợp cần phải xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo quy định tại hợp đồng bảo đảm;
- Khách hàng không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các chứng từ chứng minh hoặc liên quan đến việc sử dụng vốn vay theo quy định của Ngân hàng trong từng thời kỳ;
Trường hợp doanh nghiệp vẫn còn khả năng kinh doanh, việc sử dụng vốn đúng quy định, không vi phạm hợp đồng và khoản nợ chưa đến hạn thì không có lý do gì ngân hàng thu hồi nợ trước hạn. Đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng thì ngân hàng cũng phải có trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản vay trước đó.
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các yêu cầu, chỉ dẫn của Ngân hàng liên quan đến các công việc nhằm ký kết, thực hiện, duy trì hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm như: công chứng, chứng thực, định giá, bảo hiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm, tư vấn xác thực tài sản/giấy tờ, tư vấn giám sát, kiểm kê, quản lý tài sản bảo đảm;
- Khách hàng không cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời và trung thực các thông tin liên quan đến việc cấp tín dụng như thông tin về nhân thân, tổ chức hoạt động, tình hình tài chính, tài sản và các thông tin khác theo thỏa thuận trong Hợp đồng và các văn bản thỏa thuận có liên quan;
- Theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc Ngân hàng phải thu hồi nợ trước hạn hoặc phát sinh sự kiện bất khả kháng;
- Các trường hợp khác theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng của Ngân hàng với khách hàng.
Bởi vậy, đối với tập đoàn FLC hoặc các doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng vốn vay của ngân hàng để thực hiện các hoạt động kinh doanh thì việc cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp bị khởi tố không phải là căn cứ để ngân hàng thu hồi nợ trước hạn. Trường hợp ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp phải trả nợ trước hạn thì phải căn cứ vào các quy định của pháp luật, những nội dung thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa các bên.
Nếu có căn cứ để thu hồi nợ trước hạn theo quy định hoặc theo thỏa thuận thì ngân hàng mới có thể tiến hành thu hồi nợ trước hạn để đảm bảo an toàn vốn của ngân hàng. Trường hợp ngân hàng đơn phương chấm dứt hợp đồng, thu hồi nợ trước hạn trái pháp luật thì bên vay cũng có thể khởi kiện để được tòa án giải quyết theo quy định pháp luật.
Còn trường hợp doanh nghiệp vẫn còn khả năng kinh doanh, việc sử dụng vốn đúng quy định, không vi phạm hợp đồng và khoản nợ chưa đến hạn thì không có lý do gì ngân hàng thu hồi nợ trước hạn. Đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng thì ngân hàng cũng phải có trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản vay trước đó. Trường hợp ngân hàng đồng loạt rút vốn, thu hồi nợ đối với một doanh nghiệp thì đó là bi kịch tồi tệ, việc rút vốn đột ngột, đồng loạt có thể khiến doanh nghiệp phá sản nếu như trong các giao dịch đó có căn cứ cho thấy thuộc trường hợp có thể thu hồi vốn trước hạn.
Cũng liên quan đến nội dung này, trao đổi với PV, luật sư Đỗ Minh Hiển, Văn phòng luật sư JVN (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho biết :
Theo khoản 1, Điều 95 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:
Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cấp tín dụng, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm các quy định trong hợp đồng cấp tín dụng và khoản 2 Điều 95 quy định: Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, nếu các bên không thỏa thuận khác thỉ tổ chức tín dụng có quyền xử lý nợ, tài sản bảo đảm tiền vay theo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên, thì việc tổ chức tín dụng áp dụng biện pháp thu hồi nợ trước hạn và xử lý tài sản bảo đảm phải tuân thủ các quy định của pháp luật và thỏa thuận cụ thể của tổ chức tín dụng với bên vay, của tổ chức tín dụng với bên bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm tiền vay như hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh…
Theo quy định tại khoản 1, Điều 21 Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 thì Tổ chức tín dụng có có quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo nội dung đã thỏa thuận khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm quy định trong thỏa thuận cho vay và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay. Tùy thuộc vào hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay giữa tổ chức tín dụng và bên vay, giữa tổ chức tín dụng và bên bảo đảm tiền vay, mỗi Tổ chức tín dụng có những thỏa thuận khác nhau về các quy định, điều kiện, phương thức xử lý, thu hồi nợ trước hạn, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay khi thu hồi nợ trước hạn.
Trở lại với vụ việc liên quan đến các khoản vay của Tập đoàn FLC tại Ngân hàng Sacombank, OCB trong trường hợp HĐTD, hợp đồng bảo đảm giữa Ngân hàng và Tập đoàn FLC có thỏa thuận về các trường hợp Ngân hàng được áp dụng biện pháp thu hồi nợ trước hạn, xử lý tài sản bảo đảm và các thỏa thuận này không trái với quy định của pháp luật thì khi xảy ra các trường hợp được quy định tại hợp đồng, Ngân hàng được quyền áp dụng biện pháp thu hồi nợ trước hạn dù hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm chưa chấm dứt thời hạn.
email: [email protected], hotline: 086 508 6899