Lộ trình giảm thuế theo EVFTA, các doanh nghiệp trong nước cần chủ động thích ứng

14/07/2020, 09:17

TCDN - Bộ Công Thương cho rằng khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, lộ trình giảm thuế được triển khai, bên cạnh những cơ hội xuất khẩu thì hàng hóa nước ngoài cũng sẽ tràn vào Việt Nam khiến sự cạnh tranh thị trường nội địa sẽ rất gay gắt.

Xuất khẩu 6 tháng cuối năm nhiều khó khăn

Mặc dù tính chung 6 tháng đầu năm nay, cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu 4,03 tỷ USD, cao hơn nhiều so với con số xuất siêu 1,72 tỷ USD của 6 tháng đầu năm 2019, trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 10,2 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 14,2 tỷ USD, Bộ Công Thương đánh giá tình hình xuất khẩu của nước ta sẽ đối mặt nhiều khó khăn, thách thách trong những tháng còn lại của năm 2020.

Bên cạnh đó, dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, tiềm ẩn nguy cơ lớn. Những lo ngại bắt đầu xuất hiện trở lại ở châu Á, sau khi một số quốc gia đối mặt với nguy cơ bùng phát đợt dịch thứ hai như: Trung Quốc, Hàn Quốc, trong khi số lượng bệnh nhân tăng mạnh tại Ấn Độ...

Theo Bộ Công Thương, trước tình hình làn song thứ 2 của dịch Covid-19 có thể quay trở lại, phía Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp hạn chế sự lây lan của dịch bệnh như chính quyền thành phố Bắc Kinh đã phải hủy bỏ toàn bộ các chuyến bay nội địa, hạn chế đi lại, cấm người dân đi du lịch để ngăn chặn dịch bệnh.

Đây được coi là những biện pháp cứng rắn, mang tính “cơ chế thời chiến” để đối phó một cách chủ động và có hiệu quả với làn sóng lây nhiễm mới. Chính quyền Bắc Kinh và một số địa phương đã tiến hành rà soát nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng các mặt hàng thực phẩm trên địa bàn.

Ngoài ra, chính quyền Quảng Tây đang thực hiện nghiêm chế độ quản lý hàng hóa tại các chợ, siêu thị; trong đó tăng cường kiểm tra các loại giấy tờ như chứng nhận đạt chuẩn chất lượng, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ và chứng từ mua hàng đối với nông sản dùng làm thực phẩm.

xk

Với thị trường Trung Quốc cũng phải kể thêm rằng, chính quyền thành phố Đông Hưng, nơi có chung đường biên giới với Móng Cái (Quảng Ninh) gần đây cũng tăng cường kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng sản phẩm đối với thủy sản và các loại thịt tại chợ, siêu thị và khách sạn trên địa bàn.

Cần giám sát nghiêm ngặt chất lượng sản phẩm

Trước tình hình trên, Bộ Công Thương khuyến nghị doanh nghiệp và hộ sản xuất nông sản, thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc tăng cường giám sát chất lượng, chủ động phối hợp với đối tác nhập khẩu tuân thủ nghiêm các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực thẩm, truy xuất nguồn gốc.

Đồng thời, doanh nghiệp cần tích cực theo dõi, nắm bắt thông tin thị trường để chủ động trong việc đưa hàng lên các cửa khẩu biên giới, qua đó góp phần giảm thiểu rủi ro và thời gian thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu.

Yếu tố khó khăn nổi cộm thứ ba được Bộ Công Thương nhắc tới là, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8 tới dù được đánh giá mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu hàng hóa, song cũng tạo ra những sức ép cạnh tranh lớn tại thị trường nội địa Việt Nam.

Đặc biệt khó khăn với các mặt hàng nông sản bởi khi EVFTA có hiệu lực, lộ trình giảm thuế được triển khai, nhiều sản phẩm với tiêu chuẩn EU sẽ có cơ hội vào Việt Nam với mức giá cạnh tranh hơn so với hiện nay.

Bên cạnh các khó khăn phải đối mặt, theo Bộ Công Thương từ nay đến hết năm vẫn có một số điểm tích cực hỗ trợ hoạt động xuất khẩu. Điển hình như, nhiều nước bắt đầu nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và bắt đầu đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Bên cạnh đó, năm 2019, khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang, các công ty đa quốc gia đã rục rịch chuyển dòng vốn, chuỗi cung ứng ra ngoài Trung Quốc để tránh phụ thuộc vào một nguồn cung nguyên liệu.

Sang đến năm 2020, dịch Covid-19 được xem như một cú hích cho làn sóng này diễn ra nhanh hơn. Trong khi đó, việc kiềm soát tốt dịch Covid-19 đang mở ra cơ hội vàng cho Việt Nam đón nhận dòng vốn này.

Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới cập nhật tháng 6/2020, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế toàn cầu có thể giảm 4,9% trong năm 2020, giảm 1,9 điểm phần trăm so với dự báo của tháng 4/2020, do dịch bệnh Covid-19 nghiêm trọng hơn dự đoán.

Thanh Hà
Bạn đang đọc bài viết Lộ trình giảm thuế theo EVFTA, các doanh nghiệp trong nước cần chủ động thích ứng tại chuyên mục Thị trường của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

EVFTA:  Tận dụng cơ hội trong nghịch cảnh
Đây là chủ đề chính trong chuỗi hội thảo tuyên truyền và phổ biến kiến thức, thông tin về các Hiệp định thương mại Việt Nam đã tham gia của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) được tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vừa qua.
EVFTA: Chính sách thuế và thủ tục hải quan tạo điều kiện cho doanh nghiệp
“Thực hiện Hiệp định EVFTA, ngành Hải quan cam kết sẽ tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan…”- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng phát biểu tại tọa đàm “Chính sách thuế và thủ tục hải quan khi thực hiện EVFTA” diễn ra sáng ngày 2/7.
Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ 1/8
Khi có hiệu lực, Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (gọi tắt là EVFTA) sẽ loại bỏ 65% thuế đối với hàng xuất khẩu của EU sang Việt Nam, phần còn lại sẽ được loại bỏ dần trong khoảng thời gian 10 năm.