Những thách thức chờ tân Chủ tịch VDB Lương Hải Sinh

18/10/2019, 07:00

TCDN - Ông Lương Hải Sinh, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam vừa được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) trong bối cảnh hoạt động của ngân hàng này ngập trong nợ nần, khó khăn chống chất.

Ông Lương Hải Sinh, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam vừa được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Ông Lương Hải Sinh, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam vừa được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa quyết định điều động, bổ nhiệm ông Lương Hải Sinh, Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam (DATC) trực thuộc Bộ Tài chính giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).

Ông Lương Hải Sinh được bổ nhiệm làm Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc DATC vào tháng 6/2016. Trước đó, ông Lương Hải Sinh từng giữ chức vụ Phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); thành viên Hội đồng Quản trị – Tổng giám đốc Công ty Tài chính cổ phần Điện lực.

Như vậy, sau gần 2 năm khuyết, vị trí Chủ tịch VDB mới có người tiếp quản.

Đây được xem là vị trí đầy thử thách đang chờ đón vị tân chủ tịch. Theo kết quả Kiểm toán vừa được Kiểm toán Nhà nước công bố, VDB đang trong giai đoạn khó khăn chồng chất, thua lỗ nặng nề. Hoạt động tín dụng thời gian qua của VDB gặp rất nhiều khó khăn, kết quả chênh lệch thu chi năm 2018 của VDB âm hơn 866 tỷ đồng. Đáng chú ý, lỗ lũy kế của ngân hàng này đến 31/12/2018 là trên 4.800 tỷ đồng; nợ xấu tại 31/12/2018 là trên 46.100 tỷ đồng, chiếm 17,2% tổng dư nợ.

Đặc biệt, hiện nay, số liệu bù chênh lệch lãi suất mà ngân sách Nhà nước phải cấp bù cho VDB tại thời điểm 31/12/2018 rất lớn, lên tới 13.496 tỷ đồng. Trong khi đó việc trích lập dự phòng rủi ro chỉ là 5.790 tỷ đồng, bằng 12,5% tổng nợ xấu. Kiểm toán Nhà nước đánh giá điều này khiến tiềm ẩn rủi ro lớn trong tổ chức hoạt động.

Theo một số báo cáo từng công bố trước đó, trong số 12 dự án ngàn tỷ đắp chiếu, kém hiệu quả ngành Công Thương, Ngân hàng VDB là một trong những ngân hàng cho vay nhiều nhất. Tổng số vốn vay của 12 dự án này tại các ngân hàng trong nước hơn 41.800 tỷ đồng, thì vay VDB là 16.800 tỷ đồng.

Lê Khôi
Bạn đang đọc bài viết Những thách thức chờ tân Chủ tịch VDB Lương Hải Sinh tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan