Số doanh nghiệp phá sản tại Nhật Bản vượt con số 10.000 

10/04/2025, 14:35
báo nói -

TCDN - Số doanh nghiệp phá sản tại Nhật Bản trong năm tài chính 2024 vượt con số 10.000, mức cao nhất trong 11 năm qua.

Theo số liệu do công ty nghiên cứu tín dụng Tokyo Shoko Research công bố, số doanh nghiệp phá sản tại Nhật Bản trong năm tài chính 2024 đã vượt con số 10.000 lần đầu tiên sau 11 năm. Nguyên nhân chủ yếu do các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chịu tác động nặng nề do tình trạng thiếu hụt lao động và giá cả leo thang.

Số vụ phá sản với các khoản nợ từ ít nhất 10 triệu yen (68.100 USD) là 10.144 vụ - tăng 12,1% so với năm tài chính 2023.

Ảnh minh họa: Japan Times

Ảnh minh họa: Japan Times

Đáng chú ý, số lượng doanh nghiệp có dưới 10 nhân viên chiếm tới 89,4% tổng số vụ phá sản, cho thấy những khó khăn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh sau khi các biện pháp gia hạn thuế đặc biệt trong đại dịch COVID-19 kết thúc. Mặc dù vậy, tổng số nợ của các doanh nghiệp đã giảm 3,6% so với năm tài chính 2023, xuống còn 2,37 triệu yen.

Xét theo ngành nghề, ngành dịch vụ ghi nhận số vụ phá sản cao nhất với 3.398 vụ, tăng 12,2% so với năm tài chính 2023, mức cao nhất kể từ năm tài chính 1989.

Ngành xây dựng đứng thứ hai với 1.943 vụ phá sản, tăng 9,3%. Trong khi đó, số vụ phá sản trong ngành logistics giảm 3,8%, xuống còn 424 vụ.

Gia Linh
Bạn đang đọc bài viết Số doanh nghiệp phá sản tại Nhật Bản vượt con số 10.000  tại chuyên mục Tài chính quốc tế của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Công ty Địa ốc Khang Gia bị mở thủ tục phá sản
Tòa án nhân dân quận 10 (Tp.HCM) đã ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty CP Đầu tư và Phát triển địa ốc Khang Gia, chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản lớn tại Tp.HCM, có trụ sở tại số 103 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10.
Doanh nghiệp Đức phá sản cao nhất kể từ năm 2009
Trong quý 4/2024, Đức ghi nhận số vụ phá sản doanh nghiệp cao nhất kể từ năm 2009 do kết thúc nhiều năm lãi suất cực thấp và việc chấm dứt các khoản trợ cấp của chính phủ cho doanh nghiệp trong thời kỳ đại dịch COVID-19.