Thị trường bất động sản 2019: Nghẽn tín dụng vẫn tăng trưởng

23/01/2019, 02:56

TCDN -

Năm 2019, việc tiếp cận vốn tín dụng của các dự án bất động sản được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Tuy nhiên, với nền tảng phát triển ổn định, sự điều tiết tốt của Chính phủ, thị trường vẫn sẽ tăng trưởng.

Số dư tín dụng bất động sản khoảng 510 nghìn tỷ đồng

Ông Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia nhận định, thị trường bất động sản năm 2018 đã đi vào ổn định, chất lượng, lành mạnh hơn và cá biệt hóa tốt hơn.

Về các chủ đầu tư, trong bối cảnh tình hình kinh tế cũng như thị trường có nhiều biến động chính sách, các chủ đầu tư đã ứng biến nhanh, thích nghi nhanh với thị trường, theo đó đã tung ra nhiều sản phẩm mới.

Đối với vấn đề tín dụng, trong năm 2017, tăng trưởng tín dụng chung 18,2%, trong đó tín dụng bất động sản tăng 8,5%. Trong năm 2018, tăng trưởng tín dụng chung là 15%, trong đó tín dụng bất động sản tăng 10%. Số dư tín dụng bất động sản hiện vào khoảng 510 nghìn tỷ đồng, tương đương 7,5% tổng dư nợ.

Pháp lý cho bất động sản có nhiều tiến triển tích cực. Chính sách pháp lý rõ ràng hơn cho phân khúc căn hộ khách sạn (condotel) được chờ đợi sẽ ban hành trong năm tới. Năm 2018, Chính phủ quan tâm về vấn đề quản lý chung cư, có nghị định tăng cường quản lý vấn đề này, đồng thời khuyến khích phát triển đô thị thông minh. Đây cũng là tín hiệu tốt cho thị trường bất động sản năm 2019.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cho rằng, thị trường bất động sản Việt Nam năm 2019 sẽ đan xen giữa thách thức và cơ hội. Cụ thể, thách thức là do năm 2018, thị trường sụt giảm nguồn cung, nên tình trạng thiếu nguồn cung sản phẩm bất động sản sẽ tiếp tục xảy ra trong năm 2019. Mất cân đối giữa cung cầu dẫn đến sự lệch pha sản phẩm trên thị trường giữa căn hộ bình dân, cao cấp và trung cấp. Phân khúc nhà ở xã hội năm 2018 chưa triển khai được nhiều do vướng mắc chính sách. Năm 2019, việc tiếp cận vốn tín dụng của các dự án bất động sản được dự báo sẽ khó khăn hơn.

Ông Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhấn mạnh, thị trường bất động sản năm 2019 có 3 điểm nghẽn từ năm 2018 sẽ kéo dài sang năm 2019. Thứ nhất, xét về mặt thể chế, Việt Nam ngày càng hội nhập rộng, sâu hơn, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ngày càng tác động mạnh đến đời sống kinh tế, xã hội. Do đó, việc mở rộng các nguồn cấp vốn là cần thiết và phải có thể chế, như tạo ra khuôn khổ thể chế về condotel, quỹ đầu tư, quỹ tương hỗ, các loại hình thái khác.

Thứ hai, năm 2018 và năm 2019, bóng dáng các chính sách tài chính đối với thị trường bất động sản, xuất hiện đặc biệt quỹ tín thác là giải pháp có thể tốt nhất cho thị trường này nhưng chưa được thực hiện.

Thứ ba, các thành tố tham gia thị trường trong nước và nước ngoài, các bên liên quan cần tham gia nhiều hơn nữa. Theo đó, bên cạnh việc mở cửa, cần kiểm soát, như dòng tiền nước ngoài có thể được đổ vào nhiều, nên phải biết thế nào là đủ.

Tiếp tục ổn định và tăng trưởng tốt

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, năm 2019, dự kiến thị trường tiếp tục có những chỉ số ổn định và có tăng trưởng tốt hơn, có sự phân bổ đều cho các phân khúc, trongđótỷlệnhàgiárẻcónhucầu lớn (trên 80% dân có nhu cầu). Tuy nhiên, nhà ở giá rẻ, không thể sản xuất ở trung tâm, phải được đầu tư ở ven đô, xa trung tâm, nhưng thực tế hạ tầng, tiện ích, dịch vụ ở khu vực này còn yếu và thiếu.

Với số tiền 2 tỷ đồng vốn nhàn rỗi, việc đầu tư mua căn hộ tại Hà Nội và TP. HCM không mang lại lợi nhuận lớn vì khả năng tăng giá không cao, do hai thị trường này đã ổn định, không còn nhiều nhà đầu cơ. Giới đầu cơ chuyển sang các thị trường có tốc độ phát triển mạnh, có mức tăng giá lớn. Về đất nền, không nên mua đất không rõ ràng về pháp lý, nên mua các dự án tập trung, ở địa phương có tốc độ phát triển mạnh, có đầu tư nhiều về hạ tầng.

Bất động sản nghỉ dưỡng còn nhiều tiềm năng. Việt Nam có lợi thế về cảnh quan, khí hậu, ẩm thực, trong khi phân khúc này mới phát triển nên đầu tư sẽ hiệu quả. Condotel ở nước ta đang có ngưỡng giá rẻ so với các nước trong khu vực.

Ông Đặng Quang, Giám đốc JLL Việt Nam tại Hà Nội chia sẻ, đi ngang và khởi sắc sẽ là xu hướng, diễn biến của thị trường năm 2019. Bất chấp cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung hay tình hình kinh tế vĩ mô, nhu cầu nhà ở của người dân vẫn cao. Quan trọng là sản phẩm cung cấp phải phù hợp. Từ năm 2010 đến nay có khoảng 600.000 căn hộ. Tỷ lệ này là thấp. Các nhà đầu tư phải tìm đúng phân khúc người dân có khả năng chi trả. Nguồn cung nội đô TP.HCM sụt giảm vì hết quỹ đất. Các nhà đầu tư sẽ phải đầu tưravùngvenvànósẽlàxuhướng của năm tới. Ngoài các thị trường truyền thống như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng sẽ xuất hiện xu hướng đầu tư ở các thị trường khác như Hải Phòng, Cần Thơ, Bắc Ninh... Điều này giúp nhà đầu tư phân tán được rủi ro.

TS. Võ Trí Thành, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia khẳng định, bất động sản vẫn là lĩnh vực đáng quan tâm năm 2019 vì các lý do: Đây là lĩnh vực nền tảng, căn cơ cho cả cuộc sống, sự phát triển. Trong khó khăn, cùng các loại tài sản, tài chính khác, bất động sản là hầm trú ẩn, nó bảo toàn đồng vốn cho nhà đầu tư.

Hoàng Lan - Tạp chí TCDN số 1+2/2019
Bạn đang đọc bài viết Thị trường bất động sản 2019: Nghẽn tín dụng vẫn tăng trưởng tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận