Tp,.HCM dự tính thu hơn 1.500 tỷ đồng mỗi năm từ phí sử dụng hè phố

09/08/2023, 20:28
báo nói -

TCDN - Sở Giao thông Vận tải Tp.HCM thông tin, nguồn thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố nộp toàn bộ vào ngân sách thành phố nhằm mục đích duy tu, bảo trì lòng đường, hè phố; do đó sẽ tăng nguồn thu cho ngân sách thành phố. Dự kiến số phí thu được là 1.552 tỷ đồng/năm.

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Tp.HCM có tờ trình gửi UBND Tp.HCM đề nghị xây dựng Nghị quyết ban hành mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn Tp.HCM.

Theo đó, nguồn thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố nộp toàn bộ vào ngân sách thành phố nhằm mục đích duy tu, bảo trì lòng đường, hè phố; do đó sẽ tăng nguồn thu cho ngân sách thành phố. Dự kiến số phí thu được là 1.552 tỷ đồng/năm.

Mức thu được Tp.HCM xây dựng trên cơ sở mức thu của Hà Nội và Đà Nẵng kết hợp phương pháp xây dựng mức thu theo giá đất hàng năm do Ủy ban Nhân dân Tp.HCM ban hành và tỷ lệ phần trăm tính tiền thuê đất theo khu vực.

Tp,.HCM sẽ thu hơn 1.500 tỷ đồng mỗi năm từ phí sử dụng hè phố.

Tp,.HCM sẽ thu hơn 1.500 tỷ đồng mỗi năm từ phí sử dụng hè phố.

Trong đó, Thành phố sẽ có 5 khu vực theo quy định của Ủy ban Nhân dân Tp.HCM về đơn giá thuê đất, thuê mặt nước trên địa bàn. Mỗi khu vực trong 5 khu vực trên tiếp tục được chia thành 2 khu vực là các tuyến đường trung tâm và các tuyến đường còn lại.

Theo Sở Giao thông Vận tải Thành phố, việc xây dựng chính sách nhằm nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khi sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố; đồng thời người dân phải có nghĩa vụ đóng góp một phần chi phí cho ngân sách nhà nước để hỗ trợ phần nào công việc duy tu, bảo trì lòng đường, hè phố…

Đối tượng nộp phí, theo Sở Giao thông Vận tải Tp.HCM là các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng tạm thời lòng đường để tổ chức các hoạt động văn hóa và điểm trông, giữ xe ôtô phục vụ các hoạt động văn hóa; làm điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; bố trí điểm, giữ xe máy, xe mô tô, xe đạp có thu tiền dịch vụ trông giữ xe.

Các tổ chức, cá nhân được sử dụng tạm thời để tổ chức các hoạt động văn hóa và điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa; làm điểm tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua bán hàng hóa (thuộc danh mục do Ủy ban Nhân dân cấp huyện ban hành); điểm bố trí các công trình, tiện ích phục vụ giao thông công cộng, lắp đặt các công trình tạm trên hè phố, dải phân cách, đảo giao thông; làm điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình; bố trí điểm trông, giữ xe có thu tiền dịch vụ trông giữ xe.

Trước đây, Ủy ban Nhân dân Thành phố ban hành quyết định năm 1991 về việc điều chỉnh giá biểu thu lệ phí khai thác đất công, chợ, đường phố, bến bãi, cảng. Mức thu này quá thấp (12.000 đồng/m2/tháng) đối với ngành hàng dịch vụ bày bán trên đường) và tên gọi không còn phù hợp, nên năm 2017 thành phố đã bãi bỏ quyết định này.

Theo Sở Giao thông Vận tải Tp.HCM, hiện nhu cầu sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố của các tổ chức, người dân rất lớn nhưng hệ thống hạ tầng giao thông chỉ đáp ứng một phần do nguồn kinh phí bố trí cho đầu tư xây dựng, duy tu, bảo trì hàng năm còn hạn chế. Do đó, thành phố cần tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhằm duy tu, bảo trì lòng đường, hè phố.

PV
Bạn đang đọc bài viết Tp,.HCM dự tính thu hơn 1.500 tỷ đồng mỗi năm từ phí sử dụng hè phố tại chuyên mục Tin tức của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Hà Nội: Hàng chục đơn vị thi công ẩu, đào hè phố trái phép
Chỉ trong tháng cuối năm, 36 trường hợp thi công đào hè, đường không hoàn trả phần đường theo nguyên trạng ban đầu, đào hè phố trái phép; không thực hiện theo đúng các quy định trong giấy phép thi công... đã bị Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội kiểm tra, xử lý.