Việt Nam lọt nhóm 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đứng đầu về tự do kinh tế

17/10/2024, 13:27

TCDN - Lần đầu tiên, Việt Nam nằm trong nhóm 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đứng đầu về tự do kinh tế, đứng ở vị trí 99/165.

Viện Fraser (Canada) vừa công bố Báo cáo thường niên năm 2024: Tự do kinh tế thế giới. Như thường lệ, Báo cáo năm 2024 công bố chỉ số Tự do kinh tế thế giới năm 2022 của 165 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2022 là năm mà Báo cáo có đủ dữ liệu mới nhất cho các các quốc gia.

Trong lần công bố này, lần đầu tiên, Việt Nam nằm trong nhóm 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đứng đầu, đứng ở vị trí 99/165.

1120221122204059

Điểm số và thứ hạng của Việt Nam cải thiện trong 3 năm, 2020-2022, là quãng thời gian cả thế giới phải chống chọi với đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, nhiều quốc gia đã áp dụng các biện pháp ảnh hưởng đáng kể đến quyền tự do kinh tế của người dân, dẫn đến điểm số tự do kinh tế trung bình của toàn thế giới đã suy giảm mạnh, từ 6,8 điểm năm 2019 xuống còn 6,56 điểm năm 2022.

Những ghi nhận về điểm số và thứ hạng của Việt Nam trong chỉ số Tự do kinh tế thế giới phản ánh Chính phủ Việt Nam đã có những điều chỉnh chính sách kinh tế kịp thời thân thiện với thị trường để hỗ trợ phục hồi kinh tế trong giai đoạn đại dịch Covid-19.

Xét về các chỉ số thành phần, “quy mô chính phủ” là lĩnh vực có điểm số và thứ hạng suy giảm nhiều nhất so với năm trước. Cụ thể, năm 2022, điểm số của lĩnh vực này là 6,28 giảm từ mức điểm 6,51 của năm 2021, dẫn đến thứ hạng giảm từ 87 xuống 106. Nguyên nhân chính dẫn đến điểm số và thứ hạng giảm ở lĩnh vực này là “mức thuế thu nhập” và “lương bổng cận biên” cũng như tỷ lệ sở hữu tài sản nhà nước của Việt Nam còn quá cao, không có sự cải thiện so với các quốc gia khác trên thế giới.

Lĩnh vực “hệ thống pháp lý và quyền tài sản” không có sự thay đổi về điểm số so với năm trước (5,15), dẫn đến thứ hạng sụt giảm 1 bậc, từ 77 xuống 78 so với năm trước. Nguyên nhân khiến cho điểm số của lĩnh vực này còn thấp chủ yếu đến từ điểm số liên quan đến các tiêu chí “tư pháp độc lập”, “tòa án công bằng” và “thực thi hợp đồng” còn thấp.

Lĩnh vực “đồng tiền vững mạnh” đã có sự cải thiện đôi chút về điểm số (tăng từ 6,95 lên 6,98) nhưng cũng đủ để giúp thứ hạng tăng mạnh từ 116 lên 105. Kiểm soát tăng trưởng cung tiền và lạm phát tiếp tục là điểm sáng ở lĩnh vực này. Trong khi đó, tiểu thành phần “tài khoản ngoại tệ tại các ngân hàng” vẫn chưa được khắc phục khiến cho Việt Nam vẫn nhận 0 điểm ở tiểu thành phần này.

Ở lĩnh vực “tự do thương mại quốc tế”, điểm số của Việt Nam đã tăng từ 6,43 điểm lên 6,57 điểm từ năm 2021 đến năm 2022. Tuy thế, thứ hạng ở lĩnh vực này lại giảm từ 101 xuống 113. Trong lĩnh vực này, Việt Nam đạt kết quả tốt ở các tiểu thành phần liên quan đến mức thuế quan và tỷ giá chợ đen, và đã được ghi nhận có sự cải thiện về “rào cản pháp lý trong thương mại quốc tế”. Tuy vậy, Việt Nam vẫn tiếp tục nhận đánh giá thấp về “độ mở thị trường tài chính”, rất thấp đối với “kiểm soát vốn” và “tự do cho người nước ngoài đến thăm”.

Trong lĩnh vực cuối cùng, “quy định”, Việt Nam tiếp tục ghi nhận những cải thiện về điểm số, từ 6,16 điểm năm 2021 lên 6,20 điểm năm 2022, giúp cho thứ hạng của Việt Nam tăng từ 103 lên 99 trong cùng thời kỳ. Trong lĩnh vực này, đánh giá tích cực được ghi nhận đối với tiểu thành phần Kiểm soát tín dụng, nhưng tiêu cực với các tiểu thành phần quy định kinh doanh.

Xếp hạng của các quốc gia, vùng lãnh thổ khu vực ASEAN và Đông Á Trong khối ASEAN, đứng đầu là Singapore (2) và tiếp đến lần lượt là Malaysia (29), Phillipines (59), Indonesia (59), và Thái Lan (65). Việt Nam có xếp hạng thứ 99, tăng bốn bậc từ vị trí 103 của năm trước. Không chỉ Việt Nam, bốn quốc gia ASEAN khác cũng cải thiện thứ bậc, cụ thể: Cam-pu-chia (+4), Indonesia (+2), Malaysia (+14), và Phillippines (+9). Trong khu vực Đông Á, đứng đầu là Nhật Bản (11, tăng 4 bậc), tiếp đến là Đài Loan (Trung Quốc) (19, giảm 8 bậc) và Hàn Quốc (32, tăng 13 bậc). Trung Quốc xếp hạng thứ 104, thấp hơn Việt Nam, nhưng cũng tăng 3 bậc.

Trong báo cáo năm trước, Singapore vượt qua Hồng Kông để chiếm vị trí hàng đầu lần đầu tiên. Trong báo cáo năm nay, dựa trên dữ liệu cập nhật và sửa đổi cho năm 2021 và dữ liệu mới cho năm 2022, Hồng Kông có điểm cao hơn Singapore trong cả hai năm. Mặc dù có sự đảo ngược trong bảng xếp hạng, nhưng điểm số của Hồng Kông tiếp tục giảm mạnh từ 9,05 vào năm 2018 xuống 8,58 vào năm 2022.

Các quốc gia có điểm số cao tiếp theo là Thụy Sĩ, New Zealand, Hoa Kỳ, Đan Mạch, Ireland, Canada, Úc và Luxembourg.

Xếp hạng của các quốc gia ASEAN và Đông ÁTrong khối ASEAN, đứng đầu là Singapore(2) và tiếp đến lần lượt là Malaysia (29), Phillipines (59), Indonesia (59), và Thái Lan (65). Việt Nam có xếp hạng thứ 99, lần đầu tiên thứ hạng của Việt Nam lọt vào tốp 100, tăng bốn bậc từ vị trí 103 của năm trước. Không chỉ Việt Nam, bốn quốc gia ASEAN khác cũng cải thiện thứ bậc, cụ thể: Cam-pu-chia (+4), Indonesia (+2), Malaysia (+14), và Phillippines (+9).

Với các nước Đông Á, đứng đầu là Nhật Bản (11, tăng 4 bậc), tiếp đến là Đài Loan (19, giảm 8 bậc) và Hàn Quốc (32, tăng 13 bậc). Trung Quốc xếp hạng thứ 104, thấp hơn Việt Nam, nhưng cũng tăng 3 bậc.

PV
Bạn đang đọc bài viết Việt Nam lọt nhóm 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đứng đầu về tự do kinh tế tại chuyên mục Tin tức của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam - Israel
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 131/2024/NĐ-CP Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhà nước Israel (Hiệp định VIFTA) giai đoạn 2024-2027.