Việt Nam sẽ là nước thứ 91 trên toàn thế giới có nền tảng thanh toán Mobile Money?

11/06/2020, 07:42

TCDN - Trên thế giới hiện nay đang có khoảng 2,5 tỷ người không được tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức. Tuy nhiên, dự kiến, đến năm 2025 sẽ có khoảng 1 tỷ người nghèo không có tài khoản ngân hàng sẽ được tiếp cận các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán thông qua Mobile Money.

Khoa Tài chính ngân hàng - Trường Đại học Thương Mại vừa phối hợp với Viện chiến lược và Chính sách tài chính - Bộ Tài chính và một số đơn vị vừa tổ chức Hội thảo khoa học "Tài chính cá nhân - Lý thuyết và thực hành trong bối cảnh mới".

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Lê Thị Kim Nhung (Trường Đại học Thương Mại) cho biết, tài chính cá nhân là việc phân bổ nguồn tiền mà bạn có cho nhu cầu chi tiêu cá nhân hay một gia đình trong đó bao gồm các khoản thu nhập, cân đối thu chi, tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư.

Theo TS. Nguyễn Viết Lợi (Viện chiến lược và Chính sách tài chính), hiện có rất nhiều lạo hình tài chính cá nhân như: gửi tiết kiệm, sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán, sử dụng thẻ ATM, thẻ tín dụng ( Credit Card)....Tuy nhiên cũng còn khá nhiều rủi ro ảnh hưởng đến an ninh tài chính cá nhân như rủi ro tín dụng, rủi ro bảo mật thông tin, lừa đảo, mạo danh....

Dự kiến, đến năm 2025 sẽ có khoảng 1 tỷ người nghèo không có tài khoản ngân hàng sẽ được tiếp cận các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán thông qua Mobile Money.

Dự kiến, đến năm 2025 sẽ có khoảng 1 tỷ người nghèo không có tài khoản ngân hàng sẽ được tiếp cận các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán thông qua Mobile Money.

Theo Th.S Nguyễn Thị Lâm Vân (Trường Đại học công nghệ và thực phẩm TP.HCM), hiện nay dịch vụ tài chính cá nhân trên Mobile Money đang phát triển rất mạnh mẽ trên toàn cầu. Mobile Money là các dịch vụ kết nối khách hàng về mặt tài chính thông qua mạng di động bao gồm các dịch vụ chi trả di động (giao dịch lẻ và thanh toán hoá đơn), chuyển tiền qua mạng di động, chuyển tiền giữa các thuê bao, những giao dịch tín dụng nhỏ, quản lý tài khoản qua máy di động,...và những dịch vụ tương tự. 

Đây là dịch vụ dành cho những người nghèo không có tài khoản ngân hàng để giúp họ có thể tiếp cận với những dịch vụ tài chính cơ bản, góp phần xóa đói giảm nghèo. Ước tính hiện nay đã có gần 200 dự án Mobile Money được triển khai ở 90 nước trên thế giới, đạt tốc độ phát triển rất nhanh so với khoảng 20 dự án được triển khai cách đây 3 năm.

Được biết, tính đến hết năm 2018, trên toàn thế giới đã có 90 nước chấp nhận dịch vụ tàichính cá nhân trên Mobile Money, với gần 900 triệu người sử dụng, doanh số giao dịchmỗi ngày bình quân 1,3 tỷ đô la, tăng trưởng 20%, riêng châu Á tăng trưởng 31% so với mức bình quân của năm 2017. Tại nhiều quốc gia, tỷ lệ người dân sử dụng MobileMoney chiếm tới trên 50% tổng số dân.

Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính, tại Kenya, việc giảm chi phí chuyển tiền nội địa trong nước từ 2-5% thì sẽ tăng lượng chuyển tiền tới 50-70% và kích thích tăng trưởng kinh tế. Giảm phí chuyển tiền của mỗi cá nhân sẽ tăng lượng chuyển tiền giá trị nhỏ.

Haiti cũng là một quốc gia ở châu Phi nhưng sớm triển khai tài chính cá nhân trên Mobile Money nhờ những lợi ích của nó đem lại cho đất nước, đặc biệt là số động người dân còn nghèo, thu nhập thấp, giao thông và mạng lưới ngân hàng chưa phát triển. Trong trận động đất ở Haiti, nhờ việc triển khai dịch vụ tài chính cá nhân trên Mobile Money mà Hội chữ thập đỏ có thể quyên góp gần 5 triệu USD trong vòng 48 giờ và ngay sau đó,chuyển tiền nhanh chóng đến tận tay các gia đình bị nạn.

Dự kiến, đến năm 2025 sẽ có khoảng 1 tỷ người nghèo không có tài khoản ngân hàng sẽ được tiếp cận các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán thông qua Mobile Money. Ước tính hiện nay đã có gần 200 dự án Mobile Money được triển khai ở 90 nướctrên thế giới, đạt tốc độ phát triển rất nhanh so với khoảng 20 dự án được triển khai cách đây 3 năm.

Tuy nhiên, tại Việt Nam dịch vụ tài chính cá nhân trên Mobile Money là một dịch vụ thanh toán tương đối mới đối với cả Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại cũng như các công ty cung cấp giải pháp.

Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 60% người dân chưa có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng tiện ích. Nhưng tính đến hết tháng 12/2019, tổng số máy điện thoại di động của Việt Nam đã là 134,5 triệu thuê bao bằng 112,3% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, số máy điện thoại di động băng rộng 3G và 4G là 51.128.599 thuê bao, bằng 109,30% so với cùng kỳ năm 2018. 

Cũng theo Th.s Nguyễn Thị Lâm Vân, nếu như Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thí điểm Ngân hàng Nhà nước và Bộ TT&TT là hai cơ quan chức năng của Việt Nam thống nhất cấp phép thử nghiệm Mobile Money, thì Việt Nam sẽ là nước thứ 91 trên toàn thế giới có nền tảng thanh toán Mobile Money. Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra là cần nhanh chóng thay đổi nhận thức, cần có tư duy mới, khẩn trương đưa ra một nền tảng pháp lý phù hợp, để Mobile Money sớm được triển khai trong thực tế. 

PV
Bạn đang đọc bài viết Việt Nam sẽ là nước thứ 91 trên toàn thế giới có nền tảng thanh toán Mobile Money? tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan