24 doanh nghiệp liên quan Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nợ hơn 52 nghìn tỷ đồng trái phiếu

22/04/2024, 19:10
báo nói -

TCDN - Bộ Tài chính cho biết, 24 doanh nghiệp có liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát phát hành 138, 2 nghìn tỷ đồng trái phiếu trong đó dư nợ đến cuối năm 2023 là 52,5 nghìn tỷ đồng.

Trong báo cáo về tình hình thị trường trái phiếu riêng lẻ năm 2023 và năm 2024 lấy ý kiến các Bộ, ngành, Bộ Tài chính cho hay, đối với tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu doanh nghiệp của 24 doanh nghiệp liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát theo ý kiến của Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Trong năm 2023, khối lượng trái phiếu đến hạn của các doanh nghiệp này là 51,2 nghìn tỷ đồng, trong đó giá trị gốc đã thanh toán và mua lại trước hạn là 32,4 nghìn tỷ đồng; dư nợ đến cuối năm 2023 là 52,5 nghìn tỷ đồng.

24 doanh nghiệp liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát còn nợ hơn 52 nghìn tỷ đồng trái phiếu.

24 doanh nghiệp liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát còn nợ hơn 52 nghìn tỷ đồng trái phiếu.

Doanh nghiệp có dư nợ trái phiếu lớn nhất là Tập đoàn An Đông (24.969 tỷ); CTCP Đầu tư Quang Thuận (7.500 tỷ đồng); CTCP Đầu tư và phát triển Sài Gòn (6.575 tỷ đồng); CTCP Đầu tư Tân Thành Long An (5.000 tỷ đồng); Bông Sen (4.800 tỷ đồng); CTCP Dịch vụ, thương mại Tp.HCM (2.000 tỷ đồng) và CTCP Sunny World nợ 1.612 tỷ đồng.

Trong nhóm các công ty này có nhiều doanh nghiệp đang chậm thanh toán lãi và gốc cho trái chủ, số nợ chậm thanh toán lên tới 17.210 tỷ đồng. Trong đó, riêng số tiền chậm thanh toán của An Đông là khoảng 16.430 tỷ đồng.

Trong năm 2024, có 3 trái phiếu của 3 doanh nghiệp đáo hạn với giá trị 20,1 nghìn tỷ đồng, trong đó có 16.080 nhà đầu tư cá nhân nắm giữ 11,6 nghìn tỷ đồng (chiếm 57,7%).

Bộ Tài chính cho biết, theo báo cáo tình hình thanh toán trái phiếu của doanh nghiệp, các doanh nghiệp chưa thực hiện thanh toán gốc cho các trái chủ. Tuy nhiên, tại báo cáo tình hình thanh toán của tổ chức lưu ký đến hết năm 2023 đã có 1 doanh nghiệp thanh toán gốc cho trái chủ trị giá 3,5 nghìn tỷ đồng.

Trong 3 doanh nghiệp liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Bộ Công an đã thông báo tìm người bị hại đối với mã trái phiếu ADC-2019.01 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông. Đối với mã trái phiếu này, việc thanh toán phụ thuộc vào tiến độ điều tra mở rộng vụ án liên quan đến trái phiếu và khả năng thu hồi tài sản của các doanh nghiệp liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị khởi tổ trong vụ án.

Theo Bộ Tài chính, sau vụ việc Ngân hàng SCB và Vạn Thịnh Phát, thị trường bị mất niềm tin và thanh khoản. Nhiều nhà đầu tư bán tháo trái phiếu hoặc yêu cầu doanh nghiệp mua lại trái phiếu trước hạn. Nhiều nhà đầu tư liên quan đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát mặc dù đã được cơ quan điều tra hướng dẫn và yêu cầu phối hợp cung cấp thông tin, bằng chứng phục vụ công tác điều tra, nhưng vẫn tổ chức các cuộc biểu tình do hành vi lừa đảo của Ngân hàng SCB. Theo thông tin của Bộ Công an, có cả đối tượng chống phá với mục đích lợi dụng tuyên truyền, xuyên tạc vai trò lãnh đạo, điều hành kinh tế của Đảng, Nhà nước.

An Nhiên
Bạn đang đọc bài viết 24 doanh nghiệp liên quan Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nợ hơn 52 nghìn tỷ đồng trái phiếu tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Ngày thứ hai xét xử vụ án tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Để có nguồn vốn lớn phục vụ hoạt động của hệ sinh thái gồm hơn 1.000 công ty, cũng như việc liên tục đầu tư, mua các dự án bất động sản, bà Trương Mỹ Lan đã tìm cách thâu tóm, chi phối, điều hành toàn bộ các hoạt động của Ngân hàng SCB trong đó có hoạt động cho vay.