ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2023 hơn 20.000 tỷ đồng

15/04/2023, 19:13
báo nói -

TCDN - Ngân hàng ACB đề ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2023 tăng 17,2% so với năm 2022, lên 20.058 tỷ đồng. Với mức thù lao 0,6%, Ngân hàng ACB sẽ chi hơn 96 tỷ đồng cho HĐQT và BKS trong năm 2023.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2023.

Đại hội đã thông qua một số vấn đề như kết quả hoạt động năm 2022 và định hướng hoạt động năm 2023; Báo cáo của BKS; Báo cáo tài chính; Phân phối lợi nhuận năm 2022, kế hoạch lợi nhuận năm 2023; Tăng vốn điều lệ từ cổ tức bằng cổ phần phổ thông; Mức thù lao và ngân sách hoạt động của Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát (BKS) năm 2023...

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2023. Ảnh: ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2023. Ảnh: ACB

ĐHCĐ đã bầu thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 với 9 thành viên (trong đó có 1 thành viên độc lập) và BKS là 3 thành viên (chuyên trách). Trong đó, ông Trần Hùng Huy tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, trong khi ông Huỳnh Nghĩa Hiệp là Trưởng BKS.

ĐHCĐ cũng thông qua mức thù lao và ngân sách hoạt động của HĐQT và BKS ở mức 0,6% lợi nhuận sau thuế theo báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán năm 2023.

Ngân hàng ACB đề ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2023 tăng 17,2% so với năm 2022, lên 20.058 tỷ đồng. Trong năm ngoái, lợi nhuận sau thuế của ACB là 13.688 tỷ đồng. Nếu mức tăng này được giữ, lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng ACB năm nay là 16.042 tỷ đồng.

Với mức thù lao 0,6%, Ngân hàng ACB sẽ chi hơn 96 tỷ đồng cho HĐQT và BKS trong năm 2023.

Đây cũng là tỷ lệ mà nhiều ngân hàng thương mại khác áp dụng, giống như ĐHCĐ Ngân hàng SHB vừa thông qua ngày 11/4.

Về kết quả kinh doanh, lợi nhuận trước thuế toàn tập đoàn năm 2022 đạt 17.114 tỷ đồng, tăng 43% so với năm 2021, hoàn thành 114% kế hoạch đã trình đại hội cổ đông (15.018 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), đạt 26,49%, tăng 2,59 điểm phần trăm so với năm trước; tổng tài sản đạt 2,41%, tăng 0,43 điểm phần trăm.

Về tổng tài sản của ACB đạt 608 nghìn tỷ đồng, tăng 15,18% tăng; dư nợ cho vay ở mức 414 nghìn tỷ, tăng 14,31%; tỷ lệ nợ xấu ở khống chế ở ngưỡng 0,74%, giảm 0,03 điểm so với năm 2021.

Về nguồn vốn, tính đến cuối năm 2022, tổng tiền gửi khách hàng của ACB là 414 nghìn tỷ đồng, tăng 8,96% so với năm trước. Ngân hàng cũng phát hành thành công 19.200 tỷ giấy tờ có giá, kỳ hạn bình quân 1,25 năm với chi phí hợp lý, góp phần tăng quy mô nguồn vốn. Tính đến cuối năm 2022, lượng giấy tờ có giá tại ACB là 44 nghìn tỷ, tăng 45,03. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng Á Châu cán mốc 58 nghìn tỷ, tăng 30,15%.

Năm 2023, ACB cũng không đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, trừ khi đó là trái phiếu tổ chức tín dụng. ACB dự chi cổ tức tổng tỷ lệ 25% bằng tiền mặt và cổ phiếu trong năm 2023.

Gia Linh
Bạn đang đọc bài viết ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2023 hơn 20.000 tỷ đồng tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

ACB quy mô tăng trưởng vượt trội, tỷ lệ nợ xấu dưới 1% liên tiếp 7 năm trong 2022
Kết thúc năm 2022 với nhiều thử thách, ACB tiếp tục là ngân hàng có tỷ suất sinh lời ROE đứng đầu thị trường với mức 26.5%,lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 17,1 nghìn tỷ đồng, đạt 114% kế hoạch năm; tín dụng đạt 413,7 nghìn tỷ đồng, tăng 14,3% và huy động đạt 414 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2021.