ACV: Đầu tư hơn 233 tỷ đồng mở rộng, cải tạo sân bay Vinh
TCDN - Dự án Mở rộng, cải tạo sân đỗ máy bay Cảng hàng không quốc tế Vinh được thực hiện trên diện tích sử dụng đất hơn 5,97 ha, với tổng mức đầu tư hơn 233,6 tỷ đồng.
Ngày 27/2, UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định số 30/QĐ-UBND về việc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án Mở rộng, cải tạo sân đỗ máy bay Cảng hàng không quốc tế Vinh. Theo đó, nhà đầu tư là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV).
Tổng mức đầu tư dự án hơn 233,6 tỷ đồng, 100% vốn tự có của nhà đầu tư. Tiến độ xây dựng, hoàn thành dự án và đưa vào sử dụng trong 12 tháng kể từ ngày hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, giao đất và cấp giấy phép xây dựng. Thời gian hoạt động 50 năm kể từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao đất.
Mục tiêu của dự án là mở rộng, cải tạo sân đỗ máy bay tại Cảng hàng không Quốc tế Vinh. Quy mô dự án là đầu tư xây dựng mở rộng, cải tạo sân đỗ máy bay nâng tổng số vị trí đỗ máy bay thành 9 vị trí đỗ code C.
Dự án được thực hiện tại xã Nghi Liên, Tp. Vinh. Diện tích sử dụng đất dự kiến hơn 5,97 ha (đất thuộc Quân chủng Phòng không không quân tạm bàn giao cho Cục hàng không Việt Nam để thực hiện dự án xây dựng sân đỗ, nhà ga HKĐ và Trạm ra đa thứ cấp tại Biên bản 612/BB-BGĐQP ngày 12/10/2000); Diện tích mở rộng hơn 2,62 ha (thuộc đất quốc phòng của Sư đoàn 371/Quân chủng PKKQ chuyển giao về địa phương quản lý).
Tổng mức đầu tư dự án hơn 233,6 tỷ đồng, 100% vốn tự có của nhà đầu tư. Tiến độ xây dựng, hoàn thành dự án và đưa vào sử dụng trong 12 tháng kể từ ngày hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, giao đất và cấp giấy phép xây dựng. Thời gian hoạt động 50 năm kể từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao đất.
Trong Quy hoạch hệ thống cảng hàng không, sân bay thời kỳ 2021 - 2030, Cảng hàng không quốc tế Vinh có quy mô, cấp sân bay là 4E với tổng diện tích hơn 557ha; công suất thiết kế dự kiến là 8 triệu hành khách/năm, lớn thứ 6/14 cảng hàng không quốc tế của Việt Nam, sau các Cảng hàng không quốc tế: Nội Bài (60 triệu hành khách/năm), Tân Sơn Nhất (50 triệu hành khách/năm), Cam Ranh (25 triệu hành khách/năm), Đà Nẵng (25 triệu hành khách/năm), Long Thành (25 triệu hành khách/năm), Cát Bi (13 triệu hành khách/năm), Chu Lai (10 triệu hành khách/năm), Phú Quốc (10 triệu hành khách/năm). Ước tính chi phí đầu tư Cảng hàng không quốc tế Vinh theo quy hoạch giai đoạn này là 14.942 tỷ đồng.
Định hướng đến năm 2050, Cảng hàng không quốc tế Vinh có công suất thiết kế dự kiến đón được 14 triệu hành khách/năm, đứng sau các Cảng hàng không quốc tế: Nội Bài (100 triệu hành khách/năm), Long Thành (100 triệu hành khách/năm). Tân Sơn Nhật (50 triệu hành khách/năm), Cam Ranh (36 triệu hành khách/năm), Đà Nẵng (30 triệu hành khách/năm), Chu Lai (30 triệu hành khách/năm), Vân Đồn (20 triệu hành khách/năm), Phú Quốc (18 triệu hành khách/năm). Ước tính chi phí đầu tư Cảng hàng không quốc tế Vinh theo quy hoạch giai đoạn này là 8.905 tỷ đồng.
Cảng Hàng không quốc tế Vinh hiện là cảng hàng không cấp 4E theo quy định ICAO, 6 hãng hàng không đang khai thác 9 đường bay, với tần suất bình quân 26 - 28 chuyến bay/ngày (tương ứng với 52 - 56 lượt cất, hạ cánh/ngày). Lượng hành khách thông qua cảng năm 2022 đạt 2,6 triệu hành khách, đã quá tải so với công suất hiện nay.
Hiện nay, nhà ga hành khách T1 đã hoạt động tối đa công suất, những dịp cao điểm tần suất chuyến bay lớn quá tải (khoảng 50 chuyến cả đi và đến); Nhà ga hành khách quốc tế chưa đảm bảo yêu cầu do đang sử dụng từ nhà ga cũ cải tạo. Đặc biệt, sảnh dụng từ nhà ga cũ cải tạo. Đặc biệt, sảnh đón hành khách và khu vực làm thủ tục check in đã quá tải trong thời gian cao điểm.
Số lượng sân đỗ chỉ đáp ứng được tối đa 6 máy bay, trong khi các dịp lễ, tết cần 8 đến 9 vị trí đỗ. Đường cất, hạ cánh số hiện hữu dài 2.400m được đầu tư sửa chữa từ năm 2003, chỉ đáp ứng cho các loại máy bay A320/A321 giảm tải (máy bay code C) hoặc tương đương, không tiếp nhận được các loại máy bay thân lớn code E như A350, B777, B787... dẫn đến không mở được các đường bay quốc tế có chặng đường bay dài cần máy bay thân lớn. Chất lượng mặt đường cất, hạ cánh đã xuống cấp, thường xuyên phải duy tu, sửa chữa; chưa có hệ thống đường lăn song song ảnh hưởng đến thời gian cất, hạ cánh các chuyến bay; chưa có nhà ga hàng hóa, khu vực hangar sửa chữa...
Do đó, việc nâng cấp, cải tạo Cảng Hàng không quốc tế Vinh đang là yêu cầu đặt ra, đặc biệt là xây dựng đường cất, hạ cánh thứ hai có chiều dài 3.000m, đảm bảo có thể tiếp nhận được các loại máy bay thân lớn code E như A350, B777, B787, cũng như xây dựng khu hàng không dân dụng mới. Đây là một trong hai nút thắt về hạ tầng chiến lược mà Nghệ An đang rốt ráo tập trung tháo gỡ để phục vụ tốt hơn cho sự phát triển của tỉnh.
email: [email protected], hotline: 086 508 6899