Bộ Công Thương yêu cầu khẩn trương rà soát phát triển điện mặt trời tại EVN

10/03/2021, 15:05

TCDN - Bộ Công Thương vừa có công văn hỏa tốc đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương thực hiện rà soát các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời.

Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổng hợp các dự án điện mặt trời được hưởng giá bán điện theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng.

Bộ Công Thương đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổng hợp các dự án điện mặt trời được hưởng giá bán điện theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ.

Cùng đó, EVN chỉ đạo các Tổng công ty điện lực, đơn vị điện lực tỉnh lập danh sách đối với các hệ thống điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) có quy mô công suất từ 100 kWp trở lên đã đi vào vận hành, được áp dụng giá bán điện quy định tại Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Công Thương yêu cầu khẩn trương rà soát phát triển điện mặt trời tại EVN

Bộ Công Thương yêu cầu khẩn trương rà soát phát triển điện mặt trời tại EVN

Các đơn vị cũng phải xác nhận các hệ thống ĐMTMN đảm bảo tuân thủ quy định về phát triển, đấu nối, công nhận ngày vận hành, ký hợp đồng mua bán điện và các quy định khác của pháp luật trong lĩnh vực điện lực và cung cấp danh sách hệ thống để tổng hợp.

Trên cở sở danh sách ĐMTMN nêu trên, các đơn vị tổng hợp ĐMTMN trên toàn quốc; nghiên cứu, đề xuất giải pháp vận hành có hiệu quả nhằm hạn chế tối đa việc cắt giảm nguồn điện mặt trời đã đưa vào vận hành, hạn chế tối đa thiệt hại kinh tế của các nhà đầu tư.

EVN được giao cử đại diện tham gia đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương để thực hiện kiểm tra về phát triển điện mặt trời, đặc biệt là ĐMTMN trong thời gian vừa qua. Đồng thời báo cáo Bộ Công Thương các nội dung nêu trên trước ngày 12/3/2021.

Đối với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giao đơn vị chủ trì, phối hợp với các Sở ban ngành có liên quan để rà soát, đánh giá điện mặt trời mái nhà theo quy định của pháp luật hiện hành và thẩm quyền của địa phương, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Văn bản số 185/TTg-CN ngày 09 tháng 02 năm 2021. Tổng hợp phát triển điện mặt trời trên địa bàn tỉnh (bao gồm dự án điện mặt trời mặt đất nối lưới và điện mặt trời mái nhà có quy mô công suất từ 100 kWp trở lên).

Đồng thời cử đại diện tham gia Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương để thực hiện kiểm tra về phát triển điện mặt trời, đặc biệt là điện mặt trời mái nhà trên địa bàn tỉnh.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Bộ Công Thương cũng đề nghị UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam gửi văn bản đến Bộ Công Thương để xem xét, phối hợp và giải quyết.

Trước đó, ngày 5/3, Bộ Công Thương có quyết định số 795 thành lập đoàn kiểm tra về việc phát triển điện mặt trời. Theo đó, đoàn sẽ tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện phát triển điện mặt trời (bao gồm điện mặt trời mặt đất nối lưới, điện mặt trời mái nhà) trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ tháng 7/2019 đến hết năm 2020. Thời gian kiểm tra tối đa là 4 ngày đối với mỗi tỉnh thành.

Trúc Nhi
Bạn đang đọc bài viết Bộ Công Thương yêu cầu khẩn trương rà soát phát triển điện mặt trời tại EVN tại chuyên mục Tin tức của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

EVNGENCO 2 nộp ngân sách gần 1,46 nghìn tỷ đồng
Trong năm 2020, tổng số tiền Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO 2) ước nộp ngân sách nhà nước gần 1.460 tỷ đồng, trong đó nộp thuế cho ngân sách TP. Cần Thơ là 180 tỷ đồng.
Cổ phần hóa EVNGENCO2, EVN nắm giữ 51% vốn điều lệ
Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) sẽ được cổ phần hóa theo hình thức bán bớt một phần vốn nhà nước (vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN) hiện có tại Công ty mẹ - Tổng công ty Phát điện 2; EVN nắm giữ 51% vốn điều lệ tại EVNGENCO2.
Thủ tướng yêu cầu EVN không tăng giá điện
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện giữ ổn định giá điện, không thực hiện điều chỉnh tăng giá điện.