Các thương hiệu thời trang sẽ khó tồn tại sau COVID-19 nếu không bán sản phẩm bền vững
TCDN - Số lượng người tiêu dùng trẻ tìm sản phẩm thời trang bền vững đã tăng lên gấp 3 lần kể từ giữa năm 2016 đến 2019 và đó là xu hướng mà các thương hiệu thời trang nhanh cần quan tâm.
Mỗi khi một buổi trình diễn thời trang diễn ra ở thành phố Paris, New York, London hay Milano, vài ngày sau người dân có thể mua hàng dệt may cao cấp với giá rất thấp. Người ta gọi đó là hiện tượng "thời trang nhanh", một cách mới để tạo ra sản phẩm thời trang trong thời gian ngắn hơn và chi phí thấp hơn (và thường với chất lượng thấp hơn).
Dù thời trang nhanh đang tạo nên cách mạng trong ngành dệt may, nó cũng gây nên một giá khá cao dưới dạng tác động tiêu cực đối với môi trường và chất lượng cuộc sống.
Nghiên cứu của McKinsey tiết lộ rằng trong số các thương hiệu và nhà bán lẻ hàng may mặc trên thị trường thì chỉ có 1% sản phẩm mới được giới thiệu trong nửa đầu năm nay được gắn thẻ bền vững, ngay cả sau khi tăng gấp 5 lần số lượng các mặt hàng như vậy trên thị trường trong vòng 2 năm qua.
Các doanh nghiệp may mặc phải mất một thời gian dài mới có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường về thời trang bền vững, theo Forbes.
Theo khảo sát, có tới 64 giám đốc điều hành của các hãng thời trang đang tìm nguồn cung ứng vật liệu bền vững trên toàn cầu với sức mua lên tới 100 tỉ USD. Hơn 80% trong số họ dự đoán rằng các mẫu thiết kế quần áo vật lí sẽ không còn được ưa chuộng vào năm 2025.
Dù chịu ảnh hướng của cuộc chiến thuế quan thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, tính thời trang bền vững vẫn dành được quan tâm hàng đầu. Nhà điều hành nhiều hãng thời trang nhận được các câu hỏi liên quan đến kế hoạch của họ trong việc điều chỉnh nguồn cung ứng hàng may mặc nhằm bắt kịp xu hướng kinh tế vĩ mô.
Một báo cáo đã chỉ ra rằng số lượng người tiêu dùng (thuộc thế hệ Millennials và Gen Z) tìm sản phẩm thời trang bền vững đã tăng lên gấp 3 lần kể từ giữa năm 2016 đến 2019.
Xu hướng đó cũng gây nên một số rắc rối cho một số nhà bán lẻ thời trang tuổi teen mà điển hình là trường hợp của Forever 21 gần đây đã phải nộp đơn xin phá sản.
Tại Sourcing Journal Summit, ông Janine Stichter – chuyên gia phân tích của Jefferies & Co. đã chia sẻ rằng: "Người dân ủng hộ thời trang bền vững sẽ không ưa thích những món đồ của Forever 21".
Tại một hội nghị, nơi qui tụ 400 chuyên gia trong ngành thời trang tham dự, thời trang bền vững cũng là một chủ đề nóng được đưa ra thảo luận. Ngành công nghiệp này cần phải đưa ra được định nghĩa đúng về thời trang bền vững ngay từ đầu.
Bà Marissa Pagnani McGowan - phó chủ tịch cấp cao chịu trách nghiệm quản lí thương hiệu Calvin Klein và Tommy Hilfiger cho biết hãng này luôn cố gắng tìm cách thấu hiểu nhu cầu của khách hàng. Nghiên cứu của McKinsey cho thấy rằng ngành công nghiệp thời trang cũng đang thiếu một bộ tiêu chuẩn chung.
Bên cạnh đó, vấn đề dai dẳng mà nhiều công ty thời trang phải đối mặt đó là sản xuất quá nhiều sản phẩm và không bắt kịp xu hướng mà người tiêu dùng ưa chuộng, dẫn đến hàng đống quần áo không bán được và những sản phẩm này cuối cùng trở thành rác thải.
John Thorbeck, chủ tịch công ty tư vấn Chainge Capital cho biết mỗi nhãn hàng thời trang phải giải quyết triệt để vấn đề hàng tồn kho trước khi có ý định phát triển thời trang bền vững. Ngành công nghiệp này thực sự đang hoạt động kém hiệu quả.
email: [email protected], hotline: 086 508 6899