Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao nhất trong 5 năm qua

29/06/2020, 15:03

TCDN - Bình quân 6 tháng đầu năm 2020, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có mức tăng 4,19% so với cùng kỳ - là mức tăng cao nhất của giai đoạn 2016 – 2020.

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), CPI tháng 6/2020 tăng 0,66% so với tháng trước. Mức tăng này chủ yếu do giá xăng dầu tăng cao 3 đợt liên tiếp sau chuỗi giảm kéo dài kể từ Tết Nguyên đán và giá thịt lợn tiếp tục tăng trong những ngày đầu tháng 6.

CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 4,19% so với bình quân cùng kỳ năm 2019. Đây là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2016 - 202 với 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu có chỉ số giá tăng.

Giá thị lợn tăng 68,2% so với cùng kỳ năm trước làm CPI chung tăng 2,86%. (Ảnh minh họa)

Giá thị lợn tăng 68,2% so với cùng kỳ năm trước làm CPI chung tăng 2,86%. (Ảnh minh họa)

Theo Tổng cục thống kê, trong tháng 1 và tháng 2 là tháng Tết nên nhu cầu mua sắm tăng cao, giá các mặt hàng lương thực 6 tháng đầu năm 2020 tăng 3,38% so với cùng kỳ năm trước góp phần làm CPI chung tăng 0,15%.

Bên cạnh đó, giá các mặt hàng thực phẩm 6 tháng đầu năm tăng 14,28% so với cùng kỳ năm trước làm cho CPI tăng 3,23% chủ yếu do giá các mặt hàng tươi sống tăng cao trong dịp tết Nguyên đán, trong đó riêng giá thị lợn tăng 68,2% so với cùng kỳ năm trước làm CPI chung tăng 2,86%.

Ngoài ra, giá cá mặt hàng đồ uống, thuốc lá và các loại quần áo may sẵn tăng cao trong dịp tết do nhu cầu tăng, bình quân 6 tháng đầu năm 2020 chỉ số giá các nhóm này lần lượt tăng 1,7% và 0,93% so với cùng kỳ năm 2019.

Tuy nhiên, cũng có 1 số nguyên nhân kiềm chế CPI tăng như: Giá xăng dầu trong nước bình quân 6 tháng đầu năm giảm 19,49% so với cùng kỳ năm trước đưa CPI chung giảm 0,81%; Giá gas giảm 3,63% so với cùng kỳ năm trước; Nhu cầu du lịch giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19;.... Đặc biệt, Chính phủ triển khai hàng loạt các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất khó khăn do dịch Covid-19.

Về lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống, năng lượng và các mặt hàng do nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục), 6 tháng đầu năm 2020 tăng 2,81% so với cùng kỳ năm 2019.

Bình quân 6 tháng đầu năm 2020 lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát  cơ bản - điều này phản ánh biến động giá chủ yếu do các yếu tố phi tiền tệ như: giá lương thực, thực phẩm, xăng dầu tăng.

Thanh Tân
Bạn đang đọc bài viết Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao nhất trong 5 năm qua tại chuyên mục Thị trường của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

CPI tháng 2 giảm 0,17% do tác động của Covid-19
Cùng với việc hàng hóa trở về mặt bằng giá trước Tết, dịch Covid-19 làm cho giá dịch vụ du lịch, khách sạn, dịch vụ vui chơi, giải trí giảm và giá xăng dầu được điều chỉnh giảm trong tháng 2.
CPI tháng 1 tăng cao nhất trong 7 năm qua
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2020 tăng 1,23% so với tháng 12/2019 và tăng 6,43% so với tháng 1/2019, mức tăng cao nhất của chỉ số giá tháng 1 trong 7 năm gần đây.