Đạm Phú Mỹ bất ổn tài chính, lợi nhuận quý 3 giảm 61%, còn 60 tỷ đồng
TCDN - Chi phí tài chính tăng gần 14% lên mức 26 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí lãi vay tăng so với cùng kỳ. Mặc dù chi phí bán hàng và chi phí QLDN đều thấp hơn cùng kỳ nhưng lãi ròng chỉ đạt 60,5 tỷ đồng giảm 61% so với quý 3/2019.
Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (mã CK: DPM) đã công bố BCTC quý 3/2019 và lũy kế 9 tháng đầu năm 2019. Theo đó, riêng quý 3/2019, DPM ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.893,3 tỷ đồng, giảm gần 14% so với cùng kỳ năm trước. Do tỷ trọng giá vốn hàng bán trong doanh thu thuần tăng mạnh nên lợi nhuận gộp trong kỳ của Công ty chỉ đạt hơn 314 tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ.
So với cùng kỳ năm 2018 kết quả kinh doanh của Công ty đang bị suy thoái. Các chỉ tiêu đều giảm trầm trọng từ 20 - 25% dẫn đến tổng lợi nhuận sau thuế giảm 408.103 triệu đồng, tương đương mức giảm là 72,89%.
Sở dĩ có tình trạng trên là do chi phí tài chính tăng cao đột biến chủ yếu là tăng do chi phí lãi vay tăng 40.009 triệu đồng tương ứng 97,14 %. Điều này chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty đang gặp khó khăn không thể tự chủ được nguồn vốn trong kinh doanh dẫn đến phải đi vay từ các tổ chức tín dụng. Thêm vào đó công ty cũng chưa kiểm soát tốt được các chi phí khác phát sinh, dẫn đến các chi phí khác tăng 22.53% so với cùng kỳ năm trước.
Sự bất ổn về tài chính của Công ty còn được thể hiện rõ hơn trên Bảng cân đối kế toán cụ thể như sau: Hầu hết các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán năm 2019 đều giảm so với năm 2019, đặc biệt là chỉ tiêu các khoản phải thu giảm gần 35%, trong khi đó chỉ tiêu các khoản nợ phải trả chỉ giảm gần 10%.
Điều này cho thấy sự mất cân đối trong việc thu hồi các khoản nợ phải thu để thanh toán các khoản phải trả. Thêm vào đó việc quản lý công tác nợ phải thu của Công ty cũng chưa tốt dẫn đến còn tồn đọng nhiều khách hàng nợ khó đòi khiến công ty phải mất chi phí trích lập dự phòng cho các khoản phải thu này lên đến 233.576 triệu đồng.
Bên cạnh đó, sự việc sử dụng dòng tiền của Công ty trong hoạt động đầu tư và hoạt đồng tài chính cũng chưa có hiệu quả, doanh nghiệp cần cân đối lại dòng tiền lưu chuyển của hai lĩnh vực này để có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
email: [email protected], hotline: 086 508 6899