Đầu tư nhà nước và FDI không còn là động lực tăng trưởng?

30/10/2019, 14:41

TCDN - Việc vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước chỉ đạt 69,2% kế hoạch, trong khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cả về đăng ký và quy mô dự án đều giảm cho thấy, khu vực này không còn là động lực tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.

20191030_142050

Tại hội thảo Động lực cho kinh tế Việt Nam: Góc nhìn và triển vọng tổ chức ngày 30/10, TS. Nguyễn Đình Cung – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định, đầu tư nhà nước và FDI không còn là động lực tăng trưởng thể hiện ở hai khía cạnh.

Tính chung 10 tháng năm nay, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 260,4 nghìn tỷ đồng, bằng 69,2% kế hoạch năm, tăng 5,3%. Trong khi 10 tháng năm 2018 giải ngân 70,3% kế hoạch và tăng 12,1%).

Về thu hút FDI, tăng 26% về số dự án nhưng giảm 14,6% về số vốn đăng ký mới. Như vậy, vốn FDI giảm, quy mô dự án giảm… chất lượng dự án và cách thức đầu tư của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng còn không ít nghi ngờ.

Vốn đăng ký FDI bổ sung cũng giảm 16,4% so với cùng kỳ. Vốn FDI thực hiện chỉ tăng 7,4%.

Một vấn đề đáng lo ngại khác là vốn đầu tư FDI gián tiếp tăng mạnh chiếm 70,5%, nhưng việc xác định đầu tư vào đâu, mua cái gì chưa thực sự rõ ràng.

Trong khi đó, theo các chuyên gia trường Đại học kinh tế quốc dân, 4 động lực tăng trưởng mới của Việt Nam, bao gồm khu vực tư nhân; nguồn nhân lực chất lượng cao; khoa học công nghệ cao; thiết lập vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Cụ thể, động lực thứ nhất là khu vực tư nhân đổi mới năng động sáng tạo thực sự là động lực tăng trưởng số 1 của nền kinh tế dựa trên nòng cốt là các tập đoàn kinh tế tư nhân chi phối ngày càng nhiều ngành và lĩnh vực của nền kinh tế. 

Động lực thứ hai là nguồn nhân lực chất lượng cao luôn duy trì động lực sáng tạo, mạnh dạn khởi nghiệp và phát triển kinh doanh theo phương thức hiện đại, chấp thuận rủi ro. 

Động lực thứ ba là, khoa học công nghệ cao được áp dụng trong các ngành kinh tế cả trong sản xuất kinh doanh và trong quản lý điều hành phát triển với nội dung thích ứng với xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 

Động lực thứ tư là thiết lập được vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Chuỗi giá trị này bắt đầu từ những ngành sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao quy mô lớn từ đó đầu tư phát triển các ngành công nghiệp thương mại dịch vụ tương ứng với quy trình cung cấp đầu vào xử lý chế biến đầu ra theo chiều sâu tiêu thụ các sản phẩm dựa trên công nghệ cao.

Hà Quyên
Bạn đang đọc bài viết Đầu tư nhà nước và FDI không còn là động lực tăng trưởng? tại chuyên mục Tin tức của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Sáu nhóm giải pháp đẩy nhanh giải ngân đầu tư công
Chính phủ yêu cầu tăng cường kỷ luật, kỷ cương; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, của công chức và đạo đức công vụ; tăng cường công tác phối hợp theo dõi, kiểm tra, thanh tra và thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công.