Dịch Covid-19 bùng phát mạnh: Bất động sản Đà Nẵng còn 'ngủ đông'?

06/08/2020, 14:31

TCDN - Báo cáo thị trường bất động sản Đà Nẵng năm 2020 của DKRA Vietnam chỉ ra tình hình của các phân khúc BĐS của TP này trong 7 tháng đầu năm với gam màu xám, căn hộ giảm giá, đất nền điều chỉnh giảm.

Đối với phân khúc đất nền:

Theo DKRA giá bán sơ cấp và thứ cấp giảm mạnh. Nguồn cung mới trong 7 tháng đầu năm 2020 có 1 dự án mở bán, cung cấp ra thị trường khoảng 131 nền, tỷ lệ tiêu thụ đạt khoảng 69% (90 nền).

Nguồn cung đất nền chủ yếu đến từ các dự án đã mở bán trước đó, tập trung ở khu vực quận Liên Chiểu và Ngũ Hành Sơn. Sức tiêu thụ chung của toàn thị trường ở mức thấp, xu hướng giảm kéo dài từ giữa năm 2019 đến nay. Giao dịch thứ cấp kém sôi động, thị trường có dấu hiệu giảm giá sơ cấp và thứ cấp ở một số dự án.

Ở phân khúc căn hộ:

Theo DKRA có vẻ khả quan hơn, khi có 3 dự án được mở bán trong 7 tháng đầu năm, cung cấp khoảng 156 căn, bằng 32% so với cùng kỳ năm 2019 (khoảng 486 căn). Tỷ lệ tiêu thụ đạt 42%, tương đương 65 căn, chỉ bằng 38% so với cùng kỳ năm trước (khoảng 171 căn).

Empty

Nguồn cung tập trung ở 2 quận Sơn Trà và Hải Châu. Sức mua của thị trường thấp, tình hình tiêu thụ các dự án mới khá chậm. Mặt bằng giá bán không có nhiều biến động so với năm 2019, trong khi đó giá thuê căn hộ giảm trung bình từ 1 - 2 triệu đồng/căn.

Đáng chú ý, ở phân khúc nhà phố, toàn thành phố Đà Nẵng không ghi nhận dự án mới nào được mở bán từ đầu năm 2020 đến nay. Nguồn cung sơ cấp chủ yếu đến từ các dự án đã mở bán trước đó. Mức tiêu thụ chung của toàn thị trường ở mức thấp, xu hướng giảm kéo dài từ giữa năm 2019 đến nay.

Giao dịch thứ cấp kém sôi động, thị trường có dấu hiệu giảm giá sơ cấp và thứ cấp ở một số dự án. Các chủ đầu tư điều chỉnh giảm nhẹ giá bán hoặc triển khai các gói hỗ trợ hấp dẫn nhằm kích cầu trong bối cảnh thị trường trầm lắng.

Phân khúc BĐS nghỉ dưỡng - Condotel: Sức tiêu thụ thấp nhất trong 5 năm qua:

DKRA Vietnam ghi nhận khu vực Đà Nẵng có 1 dự án condotel mở bán, cung cấp ra thị trường 65 căn condotel. Tỷ lệ tiêu thụ đạt khoảng 57% nguồn cung mới (khoảng 37 căn). Sức tiêu thụ chung toàn thị trường ở mức rất thấp. Sau sự cố vỡ cam kết lợi nhuận ở một số dự án bất động sản nghỉ dưỡng và ảnh hưởng kép từ dịch Covid 19, thị trường gần như không có giao dịch. Toàn thị trường trong 7 tháng đầu năm 2020 chỉ tiêu thụ được khoảng 233 căn condotel, đây là mức thấp nhất trong 5 năm qua.

Các dự án tập trung dọc theo trục đường ven biển Võ Nguyên Giáp - Hoàng Sa và Lạc Long Quân kết nối Đà Nẵng và Quảng Nam. Những chương trình cam kết lợi nhuận ngày càng giảm cả về tỷ lệ và thời gian cam kết.

Phân khúc BĐS nghỉ dưỡng - Biệt thự biển: Sức mua chung của thị trường rất thấp

Trong 7 tháng đầu năm 2020, khu vực Đà Nẵng không ghi nhận dự án mới mở bán, đồng thời toàn thị trường không có nguồn cung sơ cấp. Sức mua của thị tường ở mức rất thấp, gần như không có giao dịch trong thời gian qua.

Empty

Các dự án biệt thự biển tại Đà Nẵng đa phần tập trung dọc theo trục đường biển Võ Nguyên Giáp - Trường Sa thuộc quận Ngũ Hành Sơn. Trong giai đoạn từ năm 2017 đến nay, nguồn cung biệt thự biển có xu hướng tăng mạnh ở Quảng Nam trên trục đường biển Trường Sa - Lạc Long Quân. Mặt bằng giá sơ cấp không có nhiều biến động.

Giá bán sẽ tiếp tục xu hướng giảm

Theo dự báo từ DKRA Vietnam, nguồn cung mới ở phân khúc đất nền có thể tăng nhẹ trong giai đoạn cuối năm 2020. Sức tiêu thụ của thị trường có thể cải thiện, tuy nhiên mức tăng không đáng kể. Giá bán có thể tiếp tục xu hướng giảm từ đầu năm 2020. Các dự án tập trung chủ yếu ở khu Nam và khu Bắc của thành phố.

ở phân khúc căn hộ, nguồn cung sẽ tiếp tục khan hiếm và bằng giá bán không có nhiều biến động và tiếp tục duy trì trạng thái như 7 tháng đầu năm. Tương tự, ở phân khúc nhà phố và biệt thự, mặt bằng giá có thể sẽ duy trì xu hướng đi ngang và không có nhiều biến động so với đầu năm. Cục bộ, giá bán có thể giảm ở vài giao dịch đơn lẻ do một số nhà đầu tư bị áp lực dòng tài chính bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo đơn vị nghiên cứu này, BĐS Đà Nẵng đang rơi vào hiện trạng khó khăn, bế tắc. Khan hiếm nguồn cung mới ở hầu hết các phân khúc, đặc biệt là phân khúc căn hộ. Sức mua sơ cấp và thứ cấp ở mức rất thấp dù nhu cầu khá lớn. Do tác động của sự cố vỡ cam kết lợi nhuận ở một số dự án và dịch bệnh Covid-19, ngành du lịch Đà Nẵng sụt giảm mạnh, ảnh hưởng trầm trọng đến niềm tin của khách hàng vào BĐS nghỉ dưỡng.

Empty

Tuy nhiên, TP này có rất nhiều lợi thế và tiềm năng để tăng trưởng. Theo DKRA, Đà Nẵng cần các điểm tựa để phục hồi và phát triển.

Điểm tựa đầu tiên là pháp lý - chính sách, Đà Nẵng cần sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách và khung pháp lý phê duyệt dự án, đồng thời rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục phê duyệt,… Tiếp theo, nhà nước và chính quyền địa phương cần quy hoạch cụ thể các khu vực phát triển đô thị và bảo tồn thiên nhiên, quy hoạch khu vực nội đô và các khu đô thị mới,… Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tốc độ triển khai các dự án hạ tầng giao thông - xã hội trọng điểm và các công trình mang ý nghĩa kinh tế, liên kết vùng quan trọng.

Với lợi thế là điểm đến du lịch hàng đầu cả nước, Đà Nẵng cần có giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch, sớm đa dạng sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng và phối hợp các chương trình kích cầu du lịch đồng bộ,… Đồng thời, một trong những điểm tựa không kém phần quan trọng, ảnh hưởng đến nhu cầu nhà ở thực của thị trường là yếu tố kinh tế vĩ mô, bao gồm các chỉ số kinh tế, hoạt động FDI, dân số và thu nhập bình quân đầu người,… Ngoài ra, mỗi thành phần tham gia thị trường như chủ đầu tư, nhà môi giới và khách hàng cũng cần chủ động tạo ra những điểm tựa cho chính mình để vượt qua khó khăn và góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản nhà ở Đà Nẵng.

Tiềm năng để tăng trưởng

Sau khi điểm qua những diễn biến đáng chú ý của thị trường Bất động sản Nhà ở Đà Nẵng 7 tháng đầu năm 2020, có thể thấy rằng bất động sản Đà Nẵng đang rơi vào hiện trạng khó khăn, bế tắc. Đà Nẵng khan hiếm nguồn cung mới ở hầu hết các phân khúc, đặc biệt là phân khúc căn hộ. Sức mua sơ cấp và thứ cấp ở mức rất thấp dù nhu cầu khá lớn. Do tác động của sự cố vỡ cam kết lợi nhuận ở một số dự án và dịch bệnh Covid-19, ngành du lịch Đà Nẵng sụt giảm mạnh, ảnh hưởng trầm trọng đến niềm tin của khách hàng vào bất động sản nghỉ dưỡng.

Tuy nhiên, Đà Nẵng có rất nhiều lợi thế và tiềm năng để tăng trưởng. Vậy làm thế nào để vực dậy thị trường bất động sản nhà ở Đà Nẵng vượt qua khó khăn, phát triển xứng với tầm vóc và giá trị vốn có của thành phố lớn thứ ba Việt Nam? Để đạt được điều này, thị trường trong giai đoạn hiện tại rất cần những điểm tựa.

Bất động sản Đà Nẵng ‘lao dốc’ vì Covid-19: Chỉ có duy nhất 1 dự án mở bán

Bất động sản Đà Nẵng ‘lao dốc’ vì Covid-19: Chỉ có duy nhất 1 dự án mở bán

Nghị quyết 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã định hướng phát triển Đà Nẵng với 3 trụ cột chính là du lịch, công nghiệp - công nghệ cao và kinh tế biển. Đây là những trụ cột quan trọng cần phải được triển khai nhanh chóng trong thực tế để tạo các điểm tựa thúc đẩy bất động sản Đà Nẵng đột phá khỏi bế tắc. Theo đó, các điểm tựa chính yếu bao gồm: Chính sách - pháp lý, quy hoạch, hạ tầng giao thông, du lịch và kinh tế vĩ mô.

Điểm tựa đầu tiên là pháp lý - chính sách, Đà Nẵng cần sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách và khung pháp lý phê duyệt dự án, đồng thời rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục phê duyệt,… Tiếp theo, nhà nước và chính quyền địa phương cần quy hoạch cụ thể các khu vực phát triển đô thị và bảo tồn thiên nhiên, quy hoạch khu vực nội đô và các khu đô thị mới,… Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tốc độ triển khai các dự án hạ tầng giao thông - xã hội trọng điểm và các công trình mang ý nghĩa kinh tế, liên kết vùng quan trọng.

Với lợi thế là điểm đến du lịch hàng đầu cả nước, Đà Nẵng cần có giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch, sớm đa dạng sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng và hối hợp các chương trình kích cầu du lịch đồng bộ,… Đồng thời, một trong những điểm tựa không kém phần quan trọng, ảnh hưởng đến nhu cầu nhà ở thực của thị trường là yếu tố kinh tế vĩ mô, bao gồm các chỉ số kinh tế, hoạt động FDI, dân số và thu nhập bình quân đầu người,… Ngoài ra, mỗi thành phần tham gia thị trường như chủ đầu tư, nhà môi giới và khách hàng cũng cần chủ động tạo ra những điểm tựa cho chính mình để vượt qua khó khăn và góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản nhà ở Đà Nẵng.

Thái Minh (t/h)
Bạn đang đọc bài viết Dịch Covid-19 bùng phát mạnh: Bất động sản Đà Nẵng còn 'ngủ đông'? tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899