Doanh nhân Nga hưởng lợi lớn khi công ty phương Tây tháo chạy
TCDN - Giới doanh nhân Nga đã nhanh chóng lấp đầy khoảng trống mà các công ty quốc tế để lại và đang hưởng lợi lớn nhờ tiếp quản tài sản với giá hời.
Sau khi chiến sự tại Ukraine bùng phát, hàng loạt công ty đa quốc gia nhằm làm suy yếu nền kinh tế Nga. Nhưng theo một số chuyên gia trên thực tế, sự ra đi của giới doanh nghiệp phương Tây đã tạo ra lợi thế cho lớp doanh nhân mới. Nhóm doanh nhân này ít được biết đến ở nước ngoài và họ chưa bị đưa vào danh sách trừng phạt của Mỹ hoặc Liên minh châu Âu (EU).
Giới doanh nhân Nga hưởng lợi lớn
McDonald's, tập đoàn đóng gói Ball và nhà sản xuất hóa chất Henkel chỉ là vài trong số những doanh nghiệp đã rời Nga do áp lực từ các lệnh trừng phạt và các nhà đầu tư của chính họ sau khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Ước tính từ cơ quan nghiên cứu và tin tức AK&M cho thấy, các công ty phương Tây đã bán các doanh nghiệp ở Nga trị giá ít nhất 21 tỷ USD vào năm 2022 và nửa đầu năm nay.
Tập đoàn Arnest (chuyên sản xuất mỹ phẩm và đồ gia dụng) của doanh nhân Aleksey Sagal đã mua doanh nghiệp đóng gói đồ uống có trụ sở tại Nga của tập đoàn Ball của Mỹ với giá 530 triệu USD vào tháng 9 năm ngoái. Sau đó, Arnest đã mua lại 100% cổ phần trong tài sản ở Nga của nhà sản xuất bia lớn thứ hai thế giới Heineken với giá tượng trưng là 1 euro vào tháng 8 năm nay.
Một doanh nhân Nga khác là Aleksandr Govor, người giàu nhờ kinh doanh than đá, đã tiếp quản hơn 800 cửa hàng của McDonald's ở Nga sau khi tập đoàn quyết định rời khỏi thị trường. Ông đã đổi tên chuỗi thành "Vkusno i Tochka".
Hồi tháng 6, chuỗi cửa hàng của Vkusno i Tochka báo cáo rằng họ đã hoạt động tốt hơn ban đầu, thu hút hơn 500 triệu lượt ghé thăm trong năm qua, theo chủ sở hữu mới.
Một số doanh nhân hàng đầu nước Nga cũng hưởng lợi từ sự “di cư” của các công ty phương Tây. Người giàu nhất nước Nga, tỷ phú Vladimir Potanin - người sở hữu công ty khai thác mỏ khổng lồ Norilsk Niken - đã mua Rosbank từ tập đoàn ngân hàng Pháp Societe Generale vào năm ngoái. Mỹ và Anh trừng phạt Vladimir Potanin vào tháng 12/2022.
Giá trị tài sản nước ngoài mắc kẹt ở Nga lên tới hàng chục tỷ USD
Ngay sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào cuối tháng 2/2022, hàng loạt doanh nghiệp phương Tây đã “tháo chạy” khỏi thị trường Nga do lo ngại tác động từ các lệnh trừng phạt. Một số công ty nước ngoài thông báo sẽ giảm nhập khẩu hàng hóa từ Nga hoặc giảm đầu tư mới vào nước này.
Tuy nhiên, việc rời khỏi Nga không hề đơn giản khi Moscow ngày càng đặt ra nhiều rào cản đối với các doanh nghiệp nước ngoài muốn rút khỏi nước này.
Trước đó, từ tháng 12/2022, Moscow đã thắt chặt các quy định đối với những công ty phương Tây muốn rời khỏi Nga, yêu cầu giảm giá 50% với tất cả giao dịch nước ngoài, cũng như đóng góp cho ngân sách Nga ít nhất 10% giá bán.
Cổ phiếu của mỗi doanh nghiệp phương Tây sẽ được tính từ toàn bộ giá trị tài sản của công ty trên thị trường. Ông cho hay Ủy ban Đầu tư nước ngoài sẽ công bố quyết định về việc này trong thời gian tới.
Vào tháng 7 vừa qua, Nga tiếp tục siết chặt các quy định về việc rời khỏi thị trường nước này, cấm chuyển tiền ra nước ngoài từ việc bán các doanh nghiệp nếu công ty thuộc sở hữu của một cá nhân hoặc công ty mẹ từ danh sách các quốc gia "không thân thiện".
Theo Trường Kinh tế Kyiv (KSE), vào cuối năm 2022, các công ty mà Nga coi là “không thân thiện” đã tạo ra lợi nhuận ít nhất 18 tỷ USD.
Dữ liệu của KSE cho thấy trong số các công ty có nguồn gốc "không thân thiện" vẫn hoạt động ở Nga, ngân hàng Raiffeisen của Áo đã báo cáo thu nhập năm 2022 lớn nhất ở nước này với 2 tỷ USD. Tập đoàn Mỹ Philip Morris và PepsiCo thu về lần lượt 775 triệu USD và 718 triệu USD.
“Hàng chục tỷ USD đang mắc kẹt ở Nga. Giới doanh nghiệp phương Tây không có cách nào để đưa số tiền này ra ngoài”, giám đốc điều hành của một công ty lớn có trụ sở tại một quốc gia mà Nga coi là "không thân thiện" chia sẻ với Financial Times.
email: [email protected], hotline: 086 508 6899