EVFTA có hiệu lực: Thuế giảm, giá ô tô nhập khẩu có giảm theo?

27/07/2020, 15:41

TCDN - Theo Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), nếu thực thi tốt và đúng lộ trình các cam kết của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), người tiêu dùng và doanh nghiệp (DN) sẽ được hưởng lợi.

EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, người tiêu dùng Việt Nam có cơ hội được tiếp cận các sản phẩm ôtô nhập khẩu từ EU với giá rẻ hơn so với hiện nay, nhờ cắt giảm thuế quan.

Thuế nhập khẩu cắt giảm sẽ kéo theo thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt cũng giảm, giúp người dùng Việt Nam có thể sở hữu ôtô xuất xứ EU với giá và chi phí thấp hơn rất nhiều.

Không chỉ người tiêu dùng hưởng lợi, ông Nicolas Audier - Chủ tịch EuroCham - khẳng định: EVFTA giúp DN ôtô Việt Nam nhập khẩu linh kiện từ EU để sản xuất, lắp ráp trong nước; đặc biệt, nhập khẩu các thiết bị, máy móc công nghệ hiện đại với giá và chi phí thấp hơn nhiều so với không có EVFTA.

vietnam-vinfast-autos-factory-industry-haiphong-june-2019-e1564471836692-1568x1047-15646304014092008726700

Điều này sẽ giúp giá thành sản xuất ôtô tại Việt Nam cũng sẽ giảm, cạnh tranh hơn. Các DN ôtô Việt Nam có thể xuất khẩu sản phẩm ôtô, được hưởng ưu đãi thuế quan nhập khẩu 0% khi vào thị trường EU, nếu đạt được tỷ lệ nội địa hóa theo quy định.

Để sớm tận dụng cơ hội này, đại diện EuroCham cho rằng, Việt Nam cần phải triển khai thực thi tốt các cam kết.

Trước mắt, cần giúp DN ôtô Việt Nam duy trì hoạt động, tạo việc làm, phục hồi sau dịch Covid-19. Tạo điều kiện cho phép thông quan một phần (ủy quyền cho các kho ngoại quan) đối với ôtô mới nhập khẩu nguyên chiếc cho đến tháng 12/2020.

Khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam cần xóa bỏ phân biệt đối xử trong áp dụng giảm thuế, phí. Thay vì chỉ áp dụng giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe lắp ráp trong nước, cần áp dụng cho tất cả các DN nhập khẩu, lắp ráp và phân phối ôtô mới, giảm 50% thuế giá trị gia tăng và lệ phí trước bạ.

Bên cạnh đó, cần thực hiện đúng các cam kết về thuận lợi hóa thủ tục hành chính. Để tối giản thủ tục hành chính cho nhà nhập khẩu, cơ quan hải quan cần giải phóng một phần lô hàng chứa tất cả các phụ tùng không ảnh hưởng thay vì chặn toàn bộ lô hàng.

Chính phủ cần sớm xem xét sửa đổi Nghị định 53/2018/NĐ-CP cho phù hợp, định nghĩa rõ ràng hơn về đối tượng hàng hóa thuộc phạm vi quản lý, để các nhà nhập khẩu ôtô cập nhật giấy phép kinh doanh…

EVFTA mang lại cơ hội cho người tiêu dùng cũng như ngành ôtô Việt Nam, đồng thời, tạo ra thách thức cạnh tranh bởi ôtô nhập khẩu từ EU khi không còn chịu thuế. Tuy nhiên, DN ôtô Việt Nam cũng có quỹ thời gian từ 7 - 10 năm theo lộ trình cam kết giảm thuế để củng cố năng lực.

Thanh Hà
Bạn đang đọc bài viết EVFTA có hiệu lực: Thuế giảm, giá ô tô nhập khẩu có giảm theo? tại chuyên mục Thuế & cuộc sống của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

EVFTA:  Tận dụng cơ hội trong nghịch cảnh
Đây là chủ đề chính trong chuỗi hội thảo tuyên truyền và phổ biến kiến thức, thông tin về các Hiệp định thương mại Việt Nam đã tham gia của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) được tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vừa qua.
EVFTA: Chính sách thuế và thủ tục hải quan tạo điều kiện cho doanh nghiệp
“Thực hiện Hiệp định EVFTA, ngành Hải quan cam kết sẽ tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan…”- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng phát biểu tại tọa đàm “Chính sách thuế và thủ tục hải quan khi thực hiện EVFTA” diễn ra sáng ngày 2/7.
Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ 1/8
Khi có hiệu lực, Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (gọi tắt là EVFTA) sẽ loại bỏ 65% thuế đối với hàng xuất khẩu của EU sang Việt Nam, phần còn lại sẽ được loại bỏ dần trong khoảng thời gian 10 năm.