Góp ý xây dựng dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

07/08/2024, 14:38
báo nói -

TCDN - Nhiều ý kiến được góp ý, chi sẻ và tiếp thu liên quan đến dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp mới diễn ra tại Tp.HCM.

Bộ Tài chính, Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội và UBND Tp.HCM vừa đồng chủ trì Hội thảo “Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhằm lấy ý kiến góp ý từ các sở ban ngành và doanh nghiệp.

Ông Bùi Tuấn Minh – Cục trưởng Cục Tài chính Doang nghiệp – Bộ Tài chính phát biểu khai mạc Hội thảo.

Ông Bùi Tuấn Minh – Cục trưởng Cục Tài chính Doang nghiệp – Bộ Tài chính phát biểu khai mạc Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo ông Bùi Tuấn Minh – Cục trưởng Cục Tài chính Doang nghiệp – Bộ Tài chính nhấn mạnh, Quốc hội đã thống nhất thông qua khi đề xuất chính sách xây dựng Luật về tên Luật là: “Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp”, gồm 9 Chương và 92 Điều.

Về phạm vi điều chỉnh Chính phủ đã thống nhất thông qua và báo cáo UBTVQH, Quốc hội phạm vi điều chỉnh Luật là: Luật này quy định việc quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; sắp xếp và cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; kiểm tra, giám sát việc quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo đó, ông Bùi Tuấn Minh mong muốn lắng nghe các ý kiến đóng góp thiết thực của của đại diện chủ sở hữu, tập đoàn, tổng công ty và ngân hàng thương mại Nhà nước đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Tham gia đóng góp ý kí tại Hội thảo ông Võ Hữu Hạnh – Chi cục trưởng Chi cục Tài chính Doanh nghiệp – Sở Tài chính Tp.HCM bày tỏ sự nhất trí và đánh giá cao chất lượng các dự thảo nêu tại Hồ sơ xây dựng Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (thay thế Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26/11/2014 – Luật số 69/2014/QH13).

Theo ông Hạnh, qua nghiên cứu, Dự thảo Luật có nhiều cách tiếp cận rất mới so với Luật số 69/2014/QH13. Tuy nhiên, qua quá trình 10 năm thực hiện, Luật 69/2014/QH13 có nhiều nội dung vẫn còn phù hợp với thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp. Do đó, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát để đưa vào dự thảo Luật các nội dung mang tính nguyên tắc chung còn phù hợp của Luật số 69/2014/QH13 để các doanh nghiệp có cơ sở áp dụng thống nhất.

Một số nội dung đề nghị xem xét kế thừa từ Luật số 69/2014/QH13 liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như: Đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định; Quản lý, sử dụng tài sản cố định; Quản lý nợ phải thu; Quản lý nợ phải trả; Đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp...

Toàn cảnh Hội thảo.

Toàn cảnh Hội thảo.

Theo ông Nguyễn Phước Thịnh – Đại diện Tổng Công ty Thương Mại Sài Gòn (Satra) nêu quan điểm về việc mỗi doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực khác nhau. Được chủ sở hữu cho phép. Vậy đối chiếu với luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp được tự do kinh doanh với những ngành nghề không cấm, vậy giờ doanh nghiệp được kinh doanh những ngành nghề gì. Xác định ngành nghề kinh doanh chính, làm sao quản lý vốn. Và việc ban hành luật mới cởi trói điểm này nhưng lại siết chặt điểm khác thì khó rất khó cho doanh nghiệp.

Theo Đại tá Nguyễn Văn Toàn – Chủ tịch Tổng Công ty Tài chính Sài Gòn cho rằng, việc xem doanh nghiệp có vốn đầu tư của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp (doanh nghiệp cấp 2) là doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư khác là chưa phù hợp với chính nguyên tắc quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại Dự thảo Luật, định hướng tăng cường phân cấp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Theo đó, Đại tá Nguyễn Văn Toàn đề nghị xem doanh nghiệp có vốn đầu tư của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp (doanh nghiệp cấp 2) là doanh nghiệp không có vốn nhà nước đầu tư khác và xem xét loại bỏ đối tượng khái niệm doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư khác ra khỏi Dự thảo Luật và xác định rõ đây là doanh nghiệp có vốn đầu tư của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư được khóa lại tại doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp (doanh nghiệp cấp 1) theo Khoản 8 Điều 4 Dự thảo Luật và phân cấp toàn diện cho doanh nghiệp cấp 1 (trực tiếp là Người đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp) thực hiện quyền, nghĩa vụ và chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật đối với doanh nghiệp cấp 2.

Đối với vấn đề phân phối lợi nhuận sau thuế cho việc chi tiền lương, thưởng của người do cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn/ doanh nghiệp cử, giới thiệu, thuê làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp, cụ thể tại Khoản 1 Điều 15, Khoản 1 Điều 18 và quy định rõ hơn tại Điều 73 của Dự thảo Luật đề xuất việc chi trả tiền lương, thưởng của người, do cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn/doanh giới thiệu, thuê làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp được trích từ nguồn lợi nhuận sau thuế.

Theo đó, Tổng Công ty Tài chính Sài Gòn nhận định điều này chưa phù hợp vì những lý do như: Theo Luật thuế Luật doanh nghiệp đây là khoản chi phí hợp lý của doanh nghiệp; Không đảm bảo phản ánh nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí tại doanh nghiệp và không phản ánh đúng quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và lao động; Đối với doanh nghiệp lỗ phải sử dụng ngân sách chỉ, tạo gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, không phản ánh tiền lương, tiền công đảm bảo nguyên tắc thị trường theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018; Việc hạch toán lợi nhuận thường theo quý và quyết toán theo năm dẫn đến việc trả lương không kịp thời, đầy đủ cho đối tượng nhận chi trả.

Ngoài ra, đối với doanh nghiệp cấp 2, tiền lương, thưởng của người do các nhà đầu tư khác (không phải chủ đầu tư Nhà nước) cử, giới thiệu, thuê làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp hạch toán vào chi phí (và được hưởng lá chắn thuế 20% thuế TNDN). Việc quy định các khoản chi này từ nguồn lợi nhuận sau thuế hoặc Quỹ đầu tư phát triển để chi là không phù hợp do các nguồn này thuộc các chủ sở hữu vốn (cổ đông, thành viên góp vốn) được hưởng lợi ích theo tỷ lệ góp vốn, trong khi đó lại sử dụng một phần để chi lương, thưởng cho Người được cử, giới thiệu, thuê làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp cấp 2 của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp (doanh nghiệp cấp 1). Do đó chưa tạo ra sự bình đẳng giữa chủ đầu tư nhà nước và các chủ đầu tư khác tại doanh nghiệp và chưa đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Bên cạnh đó, tại Hội thảo còn có các ý kiến cho rằng việc thể hiện các quan điểm nêu trên vào dự thảo Luật còn chưa được đầy đủ, toàn diện và chưa nhất quán. Thế nên, các cơ quan, doanh nghiệp đề nghị cần phải tiếp tục rà soát để điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện.

Phát biểu kết thúc Hội thảo ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc Sở Tài chính cảm ơn những đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo Luật quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, cùng các kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp./.

Thanh Quang
Bạn đang đọc bài viết Góp ý xây dựng dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Những nét mới trong dự thảo sửa Luật thuế VAT
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) vừa xem xét về dự án Luật thuế giá trị gia tăng (VAT) sửa đổi. Dự thảo đã được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 được đánh giá cao khi có nhiều điểm mới.
Xây dựng dự thảo Nghị định thuế TNDN bổ sung cần tiệm cận hoạt động thực tế của các tập đoàn
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh đề nghị việc xây dựng dự thảo Nghị định áp dụng thuế TNDN bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu cần tiệm cận với thực tế hoạt động của các tập đoàn để tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế trong triển khai áp dụng Nghị định.