Hạ tầng phát triển, thị trường bất động sản Củ Chi sẽ “nóng” hơn?
TCDN - Là khu vưc vẫn còn nhiều quỹ đất sạch nhất ở TP.HCM, Củ Chi dần trở thành tâm điểm của các chủ đầu tư lớn trên thị trường hiện nay. Không chỉ thế, trong tương lai Củ Chi sẽ trở thành một khu đô thị xanh với các tiện ích như bệnh viện, trường học, công viên,…
Hạ tầng Tây Bắc đang được hoàn thiện
Theo chủ trương xây dựng chiến lược mở rộng các khu đô thị vệ tinh hiện nay của TP.HCM dành cho khu vực Tây Bắc thì sẽ tập trung một nguồn lực, ngân sách đang kể để đầu tư mạng lưới giao thông kết nối các quận trung tâm.
Cụ thể, theo quy hoạch, Khu đô thị Tây Bắc sẽ là một trung tâm cấp thành phố với các chức năng: dịch vụ, thương mại, y tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao và nghỉ dưỡng vui chơi giải trí.
Theo đó, nơi đây sẽ là khu đô thị hiện đại, sinh thái, phát triển đồng bộ các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội nhằm tạo ra một đô thị có môi trường sống lành mạnh, thân thiện theo hướng phát triển bền vững; là đầu mối thương mại, giao thông, kho bãi trung chuyển và là đô thị cửa ngõ phía Tây Bắc của Thành phố.
Trong đó, sẽ có hai khu y tế cấp đô thị là bệnh viện Đại học Y dược và bệnh viện trung tâm. Ngoài ra còn có các trung tâm y tế phục vụ cho các cụm dân cư với bán kính phục vụ phù hợp.
Công trình giáo dục là một trong các chức năng quan trọng của khu đô thị Tây Bắc, sẽ từng bước chuyển dời các khu đại học trong trung tâm ra các đô thị vệ tinh nhằm giảm áp lực lên hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho khu nội thành hiện hữu vốn đã quá tải.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với kiến nghị của tỉnh Tây Ninh về việc sớm triển khai dự án cao tốc TP HCM - Mộc Bài.
Dự án này là một trong 7 dự án đường cao tốc ở phía Nam, nằm trong tổng số 21 tuyến cao tốc trong "Quy hoạch tổng thể mạng lưới cao tốc Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 (4 làn xe) khoảng 10.727 tỷ đồng, giai đoạn 2 (nâng lên 6-8 làn xe) là hơn 5.000 tỷ đồng. Dự án có điểm đầu tại giao cắt giữa đường Vành đai 3 với tỉnh lộ 15 của TP. HCM, điểm cuối tại quốc lộ 22 thuộc khu vực cửa khẩu Mộc Bài. Hướng tuyến của dự án phù hợp với quy hoạch chung của huyện Củ Chi (TP. HCM) và tỉnh Tây Ninh.
Đây cũng là lý do Tây Bắc được kỳ vọng sẽ sớm trở thành khu vực có mối liên kết chặt chẽ với khu "đầu não" Tp.HCM, đồng thời là cửa ngõ giao thông quan trọng để giao thương hàng hóa cho cả khu vực phía Nam.
Đầu tư tiện ích
Theo viện nghiên cứu TPHCM, Dự kiến dân số TP đến 2025 là khoảng 15 – 17 triệu người phần lớn là tăng do nguyên nhân cơ học, Dự kiến sẽ có khoảng 2 triệu người về Củ Chi lập nghiệp, làm ăn và sinh sống.
Văn hóa, điều kiện sống và sinh hoạt của vùng ngoại thành và nội thành đã được thu hẹp – các em học sinh – sinh viên Củ Chi đậu vào các trường Đại Học ngày càng nhiều…phần lớn các bạn đều có tư duy mới khát vọng làm giàu, tư tưởng cống hiến…Nhiều khu giải trí dự kiến sẽ được xây dựng mở mở rộng.
Bên cạnh đó, Huyện Củ Chi sẽ là đô thị vệ tinh trọng điểm của vùng đô thị Tp.HCM với tứ giác gồm Long An, Tây Ninh, Bình Dương. Đây là những khu vực có hệ thống giao thông kết nối thuận lợi, tập trung đông dân cư và các dịch vụ tiện ích đã tương đối đầy đủ.
Để hiện thực hóa mục tiêu đó, Thành Phố đang dồn lực để đầu tư, nhất là về giao thông và tiện ích phục vụ dân cư. Trong đó, Củ Chi được nhận định sẽ là khu vực tiềm năng bậc nhất để phát triển bất động sản bởi nằm giữa Tp.HCM, Long An, Tây Ninh Và Bình Dương đồng thời là nơi sẽ xây dựng khu đô thị tây bắc nhằm mục đích giãn dân và phát triển kinh tế kết nối với khu vực Tây Nam Bộ.
Đây cũng là lý do khiến Củ Chi được kỳ vọng sẽ sớm trở thành đô thị động lực có mối liên kết chặt chẽ với "hạt nhân" Tp.HCM, đồng thời là đầu mối giao thông quan trọng để giao thương hàng hóa cho cả khu vực phía Nam.
email: [email protected], hotline: 086 508 6899