Hai kịch bản cho TTCK tuần này 16 - 20/3

16/03/2020, 08:27

TCDN - Các chuyên gia phân tích SSI nhận định, TTCK tuần này có thể vận hành theo 02 kịch bản. Kịch bản 1: VNINDEX không đánh gãy đáy 750 điểm. Kịch bản 2: Phục hồi ngắn hạn, nhưng áp lực bán tăng dần khiến VNIDEX đánh gãy đáy 750 điểm trước đó. Vậy nhà đầu tư nên ứng phó thế nào?

thi_truong_chung_khoan

Hoảng loạn, bán tháo chốt lời

Để có nhận định trên, theo các chuyên gia phân tích Công ty chứng khoán SSI, do thị trường tuần 10 – 14/3/2020 có sự điều chỉnh giảm sâu, bán tháo mạnh cùng với xu hướng thế giới.

Diễn biến tiêu cực từ thị trường chứng khoán (TTCK) thế giới, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng đã tạo hiệu tiêu cực lên thị trường. VN-Index giảm 14.4% trong tuần, mức giảm mạnh nhất trong 12 năm với 19/19 ngành giảm điểm và 334 cổ phiếu giảm.

Cùng với đó, KLGD tăng vọt 52% so tuần trước phần nào cho thấy diễn biến có phần hoảng loạn của thị trường. Nhóm cổ phiếu ngân hàng không còn là trụ đỡ mà vận động giảm điểm cùng thị trường. Một số ít cổ phiếu quy mô nhỏ đi ngược lại xu hướng nhưng do có có câu chuyện hoặc được kiểm soát cung cầu chặt chẽ.

Tâm lý hoảng loạn, các thị trường chủ chốt giảm từ 10%-20% cho dù có nhiều thông tin hỗ trợ. Virus Covid-19 đang lây lan mạnh tại Châu Âu và ở Mỹ cũng như giá dầu lao dốc không phanh đẩy các thị trường vào trạng thái hoảng loạn.

Tiếp theo hạ lãi suất đột tuần trước, FED hỗ trợ thanh khoản khi tăng cho vay qua đêm 500 tỷ USD, sau đó thực hiện repo 1,000 tỷ ngày 13/3. ECB trước đó 1 ngày cũng thông qua gói kích thích kinh tế 135 tỷ USD. Những hoạt động này cũng chưa thể chặn đà bán tháo của các thị trường.

TTCK các nước chủ chốt giảm từ 10% -20% trong khi lợi tức trái phiếu Mỹ giảm mạnh và USD Index tăng 1.7%. Thị trường hàng hóa cũng có mức giảm mạnh -5.4%, hầu hết các mặt hàng đều giảm điểm trong đó giá dầu giảm -21%, các kim loại quý như vàng và bạc đều giảm 8%-15%.

Trước tình trạng đó, ở góc nhìn kỹ thuật, các chuyên gia SSI cho rằng trong phiên giao dịch cuối tuần, VnIndex giảm 0,97% xuống 761,78 điểm. Thị trường chịu áp lực giảm điểm mạnh trong phần lớn thời gian của phiên giao dịch. Tuy nhiên nỗ lực bắt đáy xuất hiện khiến chỉ số đóng cửa giảm điểm nhẹ.

Khối lượng giao dịch thông qua khớp lệnh giảm nhẹ so với phiên giao dịch ngày hôm qua. Độ rộng thị trường nghiêng về phía các mã cổ phiếu giảm điểm với 236 mã giảm so với chỉ 147 mã tăng. Diễn biến này cho thấy tâm lý nhìn chung vẫn còn hoang mang và lo sợ của các nhà đầu tư.

Mặc dù có xuất hiện lực cầu bắt đáy trong phiên khiến cho mẫu hình nến rút bóng về cuối phiên, xuất hiện khả năng đảo chiều ngắn hạn, nhưng các chỉ báo xu hướng (như MACD) và giao động (như Stochastics Oscillator và RSI) vẫn tiếp tục xu hướng giảm và chưa xuất hiện dấu hiệu đảo chiều rõ rệt.

Do vậy nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm điểm trong những phiên giao dịch đầu tuần sau. Vùng 700-750 sẽ vẫn là vùng hỗ trợ gần nhất đối với chỉ số VnIndex trong trường hợp thị trường giảm điểm. Ở chiều ngược lại, vùng 810-820 sẽ là vùng kháng cự gần nhất mà bất cứ nỗ lực hồi phục nào của thị trường cũng sẽ cần phải vượt qua...

Tuy nhiên, đã có những thông tin tốt nhằm hỗ trợ thị trường. 

Ngày 12/03, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Theo sau FTSE, ETF VNM tiếp tục loại cổ phiếu ROS, giao dịch từ 16 – 20/3. Quỹ ETF VNM công bố điều chỉnh danh mục quý I năm 2020, theo đó loại cổ phiếu ROS và thêm mới cổ phiếu Malaysia. 2 quỹ ETFs sẽ tập trong giao dịch vào phiên 20/3 với một số thay đổi lưu ý như mua MSN (2.4 triệu), POW (0.7 triệu), SSI (0.7 triệu) và bán ROS (14.5 triệu), SBT (3.2 triệu), BVH (1.9 triệu).

Tuần này, cũng sẽ có một số sự kiện đáng chú ý, nhà đầu tư cần bám sát để có ứng phó kịp thời như: Diễn biến dịch cúm Covid-19 trong nước và quốc tế; Công bố KQKD 2019 và mùa ĐHCĐ của các công ty niêm yết; Giao dịch NĐT nước ngoài; Quỹ FTSE và VNM tập trung giao dịch phiên 20/3; 17/3, Biên bản chính sách tiền tệ Úc, Bộ trưởng tài chính Châu Âu họp. 19/3, Lãi suất, biên bản họp FOMC; Chính sách tiền tệ của Nhật và Thụy Sỹ. 20/3, Doanh thu bán lẻ Canada và doanh số nhà của Mỹ...

 NĐT cần làm gì thời điểm này?

Theo SSI, VNINDEX chứng kiến tuần giảm điểm mạnh nhất từ trước đến nay, cả tuần chỉ số mất 129.66 điểm tương đương 14.55% với 4 phiên giảm mạnh và 1 phiên hồi nhẹ. Nhìn chung, em nhận thấy tâm lý Nhà đầu tư hoang mang bởi tình hình dịch bệnh lan rộng trong nước và quốc tế, chứng khoán Châu Á, Châu Âu và Mỹ đồng loạt giảm điểm đã khiến tâm lý lo ngại tăng cao hơn.

Chứng khoán Việt Nam giảm sốc với nhiều phiên giảm liên tục có biên độ lớn, mặc dù điều này thể hiện rằng tâm lý NĐT hoảng loạn muốn thoát khỏi thị trường là khá lớn, nhưng quá trình giảm mạnh có thể kích hoạt dòng tiền bắt đáy của NĐT ngắn hạn, dòng tiền đầu tư của NĐT dài hạn và dòng tiền nước ngoài đã bán ra trước đó khi giá cổ phiếu đã chiết khấu mạnh thời gian qua.

Trong tuần sau VNINDEX sẽ gặp khá nhiều thử thách khi thứ 5 ngày 19.3.2020 sẽ là ngày đáo hạn HĐTL và ngày 20.3.2020 sẽ là ngày review của 2 ETF FTSE và VNM. Do đó, mặc dù với những tín hiệu về dòng tiền đã bắt đầu tham gia từ phiên cuối tuần, em nhận thấy thị trường nhiều khả năng sẽ xuất hiện nhịp hồi phục kỹ thuật trong tuần sau, tuy nhiên sự hồi phục này sẽ gặp nhiều thử thách và NĐT cần lưu ý 2 kịch bản sau của VNINDEX.

Kịch bản 1: Nhịp hồi phục kỹ thuật đưa chỉ số VNINDEX, và sideway up hướng về kháng cự 810 – 820 điểm, không đánh gãy đáy 750 điểm. Với kịch bản 1, các chuyên gia SSI khuyến nghị: NĐT ngắn hạn nắm giữ cổ phiếu, mua thêm và chốt khi VNINDEX gặp kháng cự. NĐT trung và dài hạn quan sát chờ đợi nhịp tăng điểm, chạm kháng cực 810 – 820 điểm nếu gặp phản ứng điều chỉnh thì xem xét giải ngân thêm theo kế hoạch.

Kịch bản 2: Phục hồi ngắn hạn, nhưng áp lực bán tăng dần khiến VNIDEX đánh gãy đáy 750 điểm trước đó.

Với kịch bản này, SSI khuyến nghị NĐT ngắn hạn ngừng các vị thế trading, hạ tỷ trọng margin. NĐT trung và dài hẹn tiếp tục kế hoạch gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.

Minh Tình
Bạn đang đọc bài viết Hai kịch bản cho TTCK tuần này 16 - 20/3 tại chuyên mục Chứng khoán của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

UBCKNN phạt DIC và bà Vũ Thu Hương vì vi phạm TTCK
Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC) và bà Vũ Thị Thu Hương.
Quy mô vốn hóa TTCK đạt khoảng 81% GDP
Tính đến ngày 29/7/2019, chỉ số VN-Index đạt 997,94 điểm, tăng 9,7% so cuối năm 2018; quy mô vốn hóa đạt khoảng 81% GDP, tăng khoảng 14% so cuối năm 2018.