Covid-19 “tàn phá” thị trường chứng khoán như thế nào?

12/03/2020, 20:30

TCDN - Hàng chục tỷ USD đã bị "thổi bay" khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ từ khi mở cửa trở lại đầu tháng 2/2020.

chung-khoan-giam-15789045821031785172291-crop-15789045920221826553502

Hàng chục tỷ USD đã bị "thổi bay" khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ từ khi mở cửa trở lại đầu tháng 2/2020

Dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc đúng vào thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam đã dừng giao dịch cho kỳ nghỉ Tết. Sau khi mở cửa trở lại thị trường đã phản ứng tiêu cực suốt tháng 2. Với thành tích khống chế thành công dịch bệnh và chuẩn bị công bố hết dịch, thị trường đã ổn định phần nào. Thế nhưng, chỉ từ đầu tuần này, khi dịch tái phát, thị trường đã chứng kiến những phiên “vỡ trận”.

VN-Index giảm mạnh nhất và nhanh nhất thập kỷ

Trong 31 phiên giao dịch kể từ sau Tết âm lịch tới nay, thị trường ghi nhận chuỗi ngày giảm mạnh nhất và nhanh nhất kể từ sau khủng hoảng 2008. VN-Index sụt giảm 22,41%. Tốc độ sụt giảm này đã vượt qua kỷ lục hồi tháng tháng 4 và tháng 5/2018, khi chỉ số giảm 22,6% trong vòng 33 phiên.

Đặc biệt chỉ trong 4 phiên của tuần này, thị trường cũng lập kỷ lục về mức giảm khi chỉ số bốc hơi gần 14% với hơn 122 điểm. Đây cũng là mức giảm kỷ lục trên thị trường tính theo tuần, chỉ sau các phiên giảm sàn liên tục thời điểm khủng hoảng 2008.

Tốc độ giảm kỷ lục này là do tác động của các cổ phiếu vốn hóa lớn bị bán tháo. Do hiện tại thị trường đã có thêm nhiều doanh nghiệp cực lớn lên sàn như VIC, VHM, VCB, GAS, SAB nên quy mô thị trường khác hẳn thời kỳ 2008.

Vốn hóa thị trường bốc hơi gần 33,1 tỷ USD

Mức sụt giảm cực mạnh của các cổ phiếu đã khiến giá trị vốn hóa thị trường bốc hơi nhanh chóng. Chỉ trong vòng 31 phiên giao dịch, vốn hóa thị trường của cả ba sàn giao dịch bao gồm HSX, HNX và UpCom đã bốc hơi 768,4 ngàn tỷ đồng, tương đương gần 33,1 tỷ USD. Trong đó riêng sàn HSX bốc hơi hơn 32,5 tỷ USD vốn hóa.

Đối với các cổ phiếu riêng lẻ, trong 31 phiên giao dịch đã có 10 cổ phiếu bốc hơi vốn hóa từ 20 ngàn tỷ đồng trở lên. Dẫn đầu là VCB, giảm giá 23,23%, vốn hóa bốc hơi 80,5 ngàn tỷ đồng. Tiếp đến là VIC giảm giá 20,1%, vốn hóa bốc hơi 78,8 ngàn tỷ đồng; BID giá giảm 33,9%, vốn hóa bốc hơi 75,6 ngàn tỷ đồng;  giá giảm 37,4%, vốn hóa bốc hơi 68 ngàn tỷ đồng; VHM giá giảm 19,46%, vốn hóa bốc hơi 58,3 ngàn tỷ đồng; SAB giá giảm 36,65%, vốn hóa bốc hơi 56,4 ngàn tỷ; VNM giá giảm 16,82%, vốn hóa giảm 3GAS5,5 ngàn tỷ...

Nhà đầu tư nước ngoài rút vốn hơn 6.000 tỷ đồng

Dòng vốn ngoại đảo chiều đầy bất ngờ kể từ sau khi thị trường mở cửa trở lại ngày 30/1/2020. Trước đó trong tháng 1 dòng vốn này giải ngân ròng vào thị trường chứng khoán Việt Nam trên 1.900 tỷ đồng. Tuy nhiên sau khi dịch bệnh bùng phát, dòng vốn này đảo chiều rút ra liên tục. Thống kê riêng với cổ phiếu niêm yết, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng vượt 6.000 tỷ đồng trong 31 phiên giao dịch.

Đặc biệt trong 2 tuần gần nhất, khi dịch bệnh có xu hướng lây lan ra toàn cầu và tấn công cả những quốc gia phát triển khác có quan hệ kinh tế mật thiết với Việt Nam, vốn ngoại đã bán ròng liên tục cả ngàn tỷ đồng mỗi tuần. Đây có thể là động thái tái cơ cấu lại danh mục đầu tư toàn cầu của các định chế tài chính, vì không chỉ riêng Việt Nam, tất cả các thị trường mới nổi và cận biên đều bị rút vốn. Thậm chí dòng vốn đầu tư toàn cầu vào các quỹ cổ phiếu cũng chảy ngược với quy mô lớn. Trong khi đó dòng vốn đổ vào các tài sản an toàn như vàng và trái phiếu chính phủ Mỹ lại tăng vọt.

Nguyên Hà
Bạn đang đọc bài viết Covid-19 “tàn phá” thị trường chứng khoán như thế nào? tại chuyên mục Chứng khoán của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán: 'Tin vào nội lực nền kinh tế, tránh bán tháo không cần thiết'
“Việc thị trường giảm mạnh là điều khó tránh bởi nó theo phản ứng của thị trường thế giới và trùng với điểm rơi của nhiều tin xấu hội tụ. TTCK được ví như hàn thử biểu của nền kinh tế, nên khi có nhiều thông tin bất lợi tới kinh tế toàn cầu hay sự cố bất thường sẽ phản ứng ngay tức thì”.