HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.770 tỷ đồng năm 2022

27/04/2022, 09:09

TCDN - Trong năm nay, Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank-mã HDB) sẽ tăng thêm gần 5.231 tỷ đồng thông qua hai đợt phát hành cổ phiếu nhằm nâng tổng số vốn điều lệ lên 25.503 tỷ đồng, mục tiêu lợi nhuận 9.770 tỷ đồng năm 2022.

4hdbnhbltb-1582114685930212075776

HDBank tổ chức đại hội đồng cổ đông chiều 26/4 đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 9.770 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2021.

Ngoài ra, ngân hàng cũng đặt mục tiêu tổng tài sản dự kiến đạt 440.439 tỷ đồng, tương đương tăng 18%; tổng huy động và dự nợ tăng lần lượt 17% và 20%, đạt 392.683 tỷ đồng và 256.060 tỷ đồng. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) và tỷ suất sinh lời trên tài sản bình quân (ROA) năm 2022 đạt lần lượt 22,2% và 1,92%, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 2%.

Lãnh đạo HDBank cho biết về phương án phân phối lợi nhuận năm 2021, sau khi trích lập các quỹ và lợi nhuận của các cổ đông thiểu số, lợi nhuận năn 2021 còn lại hơn là 5.054 tỷ đồng. Cộng với khoản lợi nhuận chưa chia của các năm trước, lợi nhuận có thể sử dụng để chia cổ tức của HDBank là gần 5.350 tỷ đồng.

Trong năm 2022, ngân hàng đệ trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ thêm gần 5.231 tỷ đồng thông qua hai đợt phát hành cổ phiếu. Đợt 1, ngân hàng sẽ phát hành hơn 503 triệu cổ phiếu để chia cổ tức năm 2021 theo tỷ lệ 25% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 25 cổ phiếu mới). Nguồn thực hiện lấy từ lợi nhuận chưa phân phối tích lũy. Sau phát hành, vốn điều lệ dự kiến tăng thêm hơn 5.031 tỷ đồng.

Đợt 2, ngân hàng sẽ phát hành 20 triệu cổ phiếu cho người lao động (ESOP), tăng vốn thêm 200 tỷ đồng. Lượng cổ phiếu trên sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm kể từ ngày phát hành.

Với số vốn tăng thêm, HDBank dự kiến sử dụng để cho vay trung và dài hạn (4.000 tỷ đồng), phần còn lại sẽ dùng để bổ sung vốn lưu động cho ngân hàng.

Sau hai đợt phát hành, vốn điều lệ ngân hàng vào cuối năm 2022 dự kiến đạt 25.503 tỷ đồng, tăng 27% so với hiện tại.

Đại hội đồng cổ đông cũng thực hiện bầu Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2022-2027 gồm 7 thành viên: bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Nguyễn Hữu Đặng, ông Lưu Đức Khánh, ông Nguyễn Thành Đô và bà Nguyễn Thị Tâm.

Đại hội cổ đông thường niên 2022 của HDBank bầu HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới.

Đại hội cổ đông thường niên 2022 của HDBank bầu HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới.

Thành viên độc lập gồm ông Kim Byoungho (cố vấn cấp cao của IFC) và ông Lê Mạnh Dũng (trưởng Đại diện DEG tại Việt Nam). Đây là hai gương mặt mới xuất hiện trong Hội đồng quản trị.

Ban kiểm soát gồm ông Đào Duy Tường, bà Đường Thị Thu, bà Bùi Thị Kiều Oanh và ông Nguyễn Lê Hiếu.

Trong danh sách này không có bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị nên khả năng cao bà Tâm sẽ rời ghế Chủ tịch sau 12 năm gắn bó.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó chủ tịch thường trực HĐQT HDBank cho biết, tỷ trọng tín dụng của HDBank thì trái phiếu doanh nghiệp chỉ chiếm 4% trong tổng dư nợ. 

Điều này cho thấy, HDBank vẫn đang ở trong vùng an toàn, nhưng trong thời gian tới đây vẫn cho thấy Ngân hàng còn dư địa quản lý tín dụng an toàn, hiệu quả và phát triển.

Ngoài ra, các nhà đầu tư chiến lược tham gia vào HDBank không phải đầu tư hướng tới lợi ích, mà đồng hành cùng chiến lược của ngân hàng.

PV
Bạn đang đọc bài viết HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.770 tỷ đồng năm 2022 tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Liên đoàn Cờ thế giới hợp tác cùng HDbank 10 năm tới
Trong khuôn khổ chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến Liên bang Nga, ngày 01/12/2021 tại thủ đô Moscow, HDBank đã ký kết thỏa thuận với Liên đoàn Cờ thế giới (FIDE) và Liên đoàn Cờ Việt Nam (VCF) về việc đồng hành cùng Giải cờ vua quốc tế trong 10 năm tới.
eKYC và chiến lược số hóa của HDBank
Xu hướng công nghệ 4.0 ngày càng phát triển và phổ biến, các ngân hàng phải đáp ứng về công nghệ và dùng công nghệ để phục vụ khách hàng. Nhưng đó đã là chuyện của quá khứ. Hiện nay, chuyển đổi số không còn là lựa chọn mà đã trở thành nhiệm vụ bắt buộc với tất cả các nhà băng.