HFIC thiếu sót trong việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước

21/11/2022, 15:17
báo nói -

TCDN - Theo Thanh tra Tp.HCM, Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Tp.HCM (HFIC) có nhiều thiếu sót trong việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước và đầu tư vốn vào doanh nghiệp bên ngoài.

Ngày 20/11, Thanh tra Tp.HCM đã thông báo kết luận thanh tra (giai đoạn năm 2020 và 2021) tại Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Tp.HCM (HFIC).

Bên cạnh những kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đã đạt được, HFIC còn không ít thiếu sót trong việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước. Kết luận thanh tra chỉ rõ về quản lý công nợ, HFIC đã chưa trích lập dự phòng 10 khoản nợ với số tiền hơn 154 tỷ đồng. Đồng thời, HFIC chưa xác nhận công nợ đầy đủ, chưa tích cực thu hồi nợ, có những khoản nợ kéo dài.

HFIC còn không ít thiếu sót trong việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước.

HFIC còn không ít thiếu sót trong việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước.

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của HFIC đến ngày 31/12/2020 là gần 1.200 tỷ đồng. Đây là số trích lập Quỹ Đầu tư phát triển từ 30% lợi nhuận sau thuế và các quỹ khác HFIC chưa kết chuyển, do chưa được UBND thành phố phê duyệt báo cáo tài chính.

Ngoài số trích lập các quỹ, số dư trên tài khoản lợi nhuận chưa phân phối đến ngày 31/12/2020 có khoản lợi nhuận còn lại hơn 5 tỷ đồng HFIC phải nộp ngân sách Nhà nước. Hiện số tiền 5 tỷ đồng này HFIC đã chuyển nộp vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra thành phố.

Về quản lý Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ (KH&CN), HFIC thực hiện trích 3% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập Quỹ Phát triển KH&CN. Tuy nhiên, HFIC chưa thực hiện trích nộp 20% số Quỹ đã trích sử dụng không hết năm 2015, 2016 và chưa nộp khoản trích từ năm 2019 (3,4 tỷ đồng) về Quỹ Phát triển KH&CN thành phố. Hiện số tiền hơn 3,4 tỷ đồng này HFIC đã chuyển nộp vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra thành phố.

Trong các năm 2020 và 2021, giá trị vốn góp của HFIC tại 28 doanh nghiệp theo sổ sách kế toán là gần 3.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, có một số công ty không chia lợi nhuận, cổ tức (năm 2020 có 10 doanh nghiệp, năm 2021 có 14 doanh nghiệp). Trong đó có 7 doanh nghiệp bị lỗ, số lỗ lũy kế đến ngày 31/12/2021 là 349 tỷ đồng, HFIC đã trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính với số tiền 349 tỷ đồng. 7 doanh nghiệp bị lỗ này khó có khả năng bảo toàn vốn đầu tư…

Trong các năm 2020 và 2021, HFIC góp vốn vào 28 doanh nghiệp, trong đó có 7 doanh nghiệp bị lỗ.

Trong các năm 2020 và 2021, HFIC góp vốn vào 28 doanh nghiệp, trong đó có 7 doanh nghiệp bị lỗ.

Với những thiếu sót kể trên, Chủ tịch UBND thành phố giao Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc HFIC chấn chỉnh công tác quản lý, đối chiếu công nợ phải thu đúng theo quy định. Đồng thời, yêu cầu rà soát và có biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ, đặc biệt là các khoản nợ phải thu quá hạn để đảm bảo thu hồi vốn, nhằm bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Chủ tịch UBND thành phố cũng giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Thanh tra thành phố và các cơ quan có liên quan xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hạn chế, thiếu sót theo kết luận thanh tra và báo cáo với UBND thành phố.

Nguyễn Dương
Bạn đang đọc bài viết HFIC thiếu sót trong việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại chuyên mục Pháp luật tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Quốc hội 'điểm danh' đầy rẫy hạn chế của các quỹ tài chính nhà nước
Đoàn giám sát của UBTV Quốc hội vừa báo cáo đại biểu Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước (NSNN) giai đoạn 2013 – 2018, trong đó chỉ ra hàng loạt tồn tại, hạn chế cụ thể của các quỹ.