Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
TCDN - Trong thời đại kinh tế số, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) đã trở thành hai công nghệ chủ lực trong việc định hình tương lai của nền kinh tế và xã hội.
Ngày 23/12, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Tiềm năng, xu hướng ứng dụng công nghệ IoT/AI trong ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam” trong khuôn khổ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2024 (đợt 1).
Hội thảo được đồng chủ trì bởi lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội và lãnh đạo Trung tâm Hỗ trợ chuyển giao công nghệ, Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Quản trị Chính sách và Chiến lược phát triển.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Linh, đại diện Sở Công Thương Hà Nội cho biết, trong thời đại kinh tế số, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) đã trở thành hai công nghệ chủ lực trong việc định hình tương lai của nền kinh tế và xã hội. Đây là những công nghệ lõi, công nghệ nền tảng, làm tác nhân chính của cuộc cách mạng chuyển đổi số. AI và IoT nổi bật ở khả năng tạo ra giá trị từ dữ liệu, khi kết hợp, không chỉ tăng cường khả năng tự động hóa mà còn thúc đẩy các sáng tạo mới, tăng hiệu suất, giảm chi phí và nâng cao chất lượng cuộc sống, cũng như các hoạt động kinh doanh và tiêu dùng.
AI và IoT nổi bật ở khả năng tạo ra giá trị từ dữ liệu, khi kết hợp, không chỉ tăng cường khả năng tự động hóa mà còn thúc đẩy các sáng tạo mới, tăng hiệu suất, giảm chi phí và nâng cao chất lượng cuộc sống, cũng như các hoạt động kinh doanh và tiêu dùng.
Là một trong những địa phương đi đầu trong việc triển khai ứng dụng các công nghệ mới tại Việt Nam, Hà Nội đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi số toàn diện, tập trung vào phát triển hạ tầng số, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào quản lý nhà nước, sản xuất, kinh doanh, cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Hà Nội cũng là một trong những địa phương tiềm năng với nhiều lợi thế, dám đổi mới quyết liệt, vươn mình mạnh mẽ trong việc ứng dụng và phát triển AI, IoT nhằm xây dựng hạ tầng số hiện đại.
Theo TS. Chứ Đức Hoàng, Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình phát triển và hội nhập. Hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành công nghiệp chủ chốt còn thấp, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử chỉ đạt 5 - 10%, so với 65 - 70% ở Thái Lan và Malaysia.
Toàn ngành có khoảng 1.600 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó 80% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Bắc và Đông Nam Bộ. Đáng chú ý, tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng công nghệ 4.0 còn rất hạn chế, chỉ chiếm dưới 15%, phần lớn vẫn đang sử dụng công nghệ 2.0 và 3.0.
Trong bối cảnh đó, để năng cao năng lực đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng thế giới, theo các chuyên gia, doanh nghiệp càng phải tăng cường áp dụng những giải pháp linh hoạt trong quản lý sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy sáng kiến, đổi mới mô hình kinh doanh. Công nghệ IoT và AI đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, giúp tăng năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm và tối ưu hóa chi phí sản xuất.
Chia sẻ tại hội thảo, bà Lê Nguyễn Thiên Nga - Viện trưởng Viện Quản trị Chính sách và Chiến lược phát triển nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) đã trở thành hai công nghệ chủ lực trong việc định hình tương lai của nền kinh tế và xã hội.
Đánh giá về tác động của thuế suất toàn cầu khi được thông qua trong một vài năm tới, sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới các hoạt động như: Kinh tế quốc gia, chính sách nội luật, doanh nghiệp, ngoại giao kinh tế, chiến lược thu hút đầu tư kinh tế nước ngoài của quốc gia và địa phương,... Đặc biệt, đối với doanh nghiệp Việt khi đầu tư ra nước ngoài. Chính vì vậy, việc đầu tư liên quan đến sáng tạo, trí tuệ đổi mới khoa học công nghệ là vấn đề chúng ta cần quan tâm. Đây cũng là vấn đề không chỉ riêng Việt Nam mà các quốc gia, các khối đã và đang liên kết lại với nhau tạo thành một bức tranh khu vực để cùng đảm bảo về thuế suất tối thiểu toàn cầu.
Hiện tại nước ta có nhiều chế tài, hiệp định liên quan tới thương mại, nên trong bối cảnh để ứng dụng được khoa học công nghệ, các khối công nghiệp hỗ trợ liên kết với những nhánh công nghiệp chính như thế nào cũng là bài toán xây dựng hệ sinh thái mà Cục đổi mới sáng tạo - Bộ KHCN sẽ là đơn vị được các doanh nghiệp đặt hàng, từ đó liên kết tới các sở, các địa phương giúp các đơn vị thống nhất một mô hình công nghệ theo công thức kiểu mẫu.
Liên quan tới nguồn vốn tín dụng, hiện Ngân hàng nhà nước đã chủ trương tới các ngân hàng như Vietinbank để đồng hành cùng các doanh nghiệp trong khối doanh nghiệp công nghệ, ứng dụng khoa học cộng nghệ, có các gói tín dụng riêng dành cho các tập đoàn, doanh nghiệp khi đảm bảo cam kết về phát triển bền vững.
email: [email protected], hotline: 086 508 6899